Thông tin gây sốc về bụi phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima

Dân trí Theo một nghiên cứu mới gây sốc, tại trung tâm thành phố Tokyo chỉ vài ngày sau khi xảy ra tai nạn, hầu hết bụi phóng xạ hạt nhân từ sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima đã trở nên đậm đặc, không tan và lắng trong các hạt thủy tinh cực nhỏ. “Bụi” thủy tinh này đơn giản không thể hòa tan bởi nước mưa hoặc nước máy – có nghĩa là chúng ở lại trong môi trường trừ khi được loại bỏ theo cách vật lý.

Các chất phóng xạ ngưng tụ thành các vi hạt thủy tinh ... hiện nay rất đậm đặc và không tan
Các chất phóng xạ ngưng tụ thành các vi hạt thủy tinh … hiện nay rất đậm đặc và không tan

Những hạt nhỏ này cũng chứa các đồng vị phóng xạ xesi đậm đặc. Điều này cũng có nghĩa rằng, ảnh hưởng về liều lượng của bụi phóng xạ vẫn chưa rõ ràng. Những kết quả này đã được công bố tại Hội nghị Địa hóa học Goldschmidt ở Yokohama, Nhật Bản vào giữa tháng 6/2016. Năm năm sau khi xảy ra tai nạn, nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các tác động của bụi phóng xạ gây tổn hại đến môi trường như thế nào.

Ngày 11/3/2011, một trận lũ lụt lớn đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Daiichi sau một trận động đất thảm khốc đã dẫn đến tình trạng phát tán các chất phóng xạ với số lượng lớn. Đương nhiên, những chất phóng xạ này tiếp tục xuất hiện trong môi trường, ví dụ như các đồng vị phóng xạ xesi-137, có chu kỳ bán rã 30 năm.

Các nhà địa hóa học Nhật Bản từ Đại học Kyushu đã thu thập các mẫu từ một khu vực trong phạm vi 230 km từ nhà máy điện. Bởi vì xesi hòa tan trong nước, các nhà khoa học đã dự đoán rằng, hầu hết xesi đã tiêu tan và hy vọng chúng đã được xả sạch nhờ nước mưa. Nhưng thật đáng tiếc, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, thực chất hầu hết xesi từ bụi phóng xạ đã rơi xuống đất giống như những vi hạt được bọc trong thủy tinh, giống như lớp phủ bảo vệ được hình thành khi các lò phản ứng tan chảy.

Xesi được bọc trong một lớp thủy tinh oxit silic, thực sự đậm đặc, thậm chí làm cho nó mạnh hơn. Do hàm lượng xesi trong mỗi hạt cao, nên lượng phóng xạ trên mỗi lò cao hơn lượng phóng xạ xesi trung bình được phát hiện trong đất ở khu vực xung quanh Fukushima từ 10 triệu đến 100 triệu lần.

Ngoài những lo ngại về ô nhiễm xesi, vào tháng Tư năm 2016, Nhật Bản cũng đã tiết lộ các kế hoạch thải 1.000 thùng nước bị nhiễm triti vào đại dương. Triti là một loại vật liệu phóng xạ khác, chất này gần như không thể loại bỏ. Ba trăm tấn nước bị nhiễm xạ được được sinh ra mỗi ngày và chúng đang chạy qua buồng lưu trữ nó. Vậy tại sao không xả tất cả vào đại dương?

Nhiều quan chức đã lên tiếng lo ngại về kế hoạch gây nhiễu này, bao gồm EPA Hoa Kỳ, tuy nhiên một số người tin chúng hoàn toàn an toàn. Ví dụ, chủ tịch Cơ quan Quản lý hạt nhân, Shunichi Tanaka cho biết: “Triti rất yếu trong phóng xạ của nó và nó sẽ không ngấm qua bì nhựa”.

Đúng là triti không có khả năng ngấm bên ngoài lớp da đầu tiên của người – nếu chúng có mặt trong môi trường. Tuy nhiên, hầu hết phơi nhiễm triti là từ nước uống và thực phẩm bị ô nhiễm và đó chính là nơi khởi đầu cho những rắc rối. Ủy ban Quản lý hạt nhân Hoa Kỳ cho rằng, khi một người ăn phải triti, nó nhanh chóng phân tán vào các mô mềm. Sau mười ngày, khoảng một nửa số triti sẽ được thải ra ngoài. Điều đáng chú ý là triti là một dạng phóng xạ của hydro, và nó cũng có thể kết hợp với oxy để tạo thành nước.Nước siêu nặng là chất phóng xạ tuy nhiên về mặt hóa học nó giống với nước uống bình thường và triti không thể lọc bỏ được.
Vì vậy, các vi hạt thủy tinh phóng xạ không thể bị phá vỡ, và triti không thể lọc bỏ khỏi nước.

Minh Trang (Theo Newstarget)

Thông tin gây sốc về bụi phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima

Related Posts