Trung Quốc dẫn dắt cuộc chơi trên 2 vùng biển

Từ tháng 9/2012, việc Chính phủ Nhật Bản mua lại 3 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã châm ngòi cho cuộc xung đột gay gắt trên biển Hoa Đông. Đến tháng 4/2014, khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Nhật Bản, chính thức tuyên bố quần đảo Senkaku nằm trong khuôn khổ quản lý của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, cuộc xung đột tạm lắng xuống. Trung Quốc đã hướng sự chú ý của dư luận xuống Biển Đông: Mở đầu bằng việc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời khẩn trương bồi đắp các đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Trung Quốc tỏ “thiện chí” với Mỹ trong vấn đề Biển Đông - ảnh 1 Đô đốc Mỹ cảnh báo Trung Quốc “xây dựng Trường Thành trên Biển Đông”

Trung Quốc ráo riết hoàn thành việc bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa vào thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xem xét vụ khiếu kiện của Philippines, mà Trung Quốc là bên bị đơn. Đến tháng 1/2016, Trung Quốc đưa máy bay dân sự đáp xuống sân bay trên đá Chữ Thập, đánh đi tín hiệu họ hoàn thành các công trình ở Trường Sa. Tháng 7 vừa rồi, các ảnh chụp sân bay này cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các nhà chứa máy bay cho hàng trăm máy bay chiến đấu.

Bằng hàng loạt hành vi mang tính thách thức, lúc giương Nam lúc kích Bắc, Trung Quốc dẫn dắt cuộc chơi trên các vùng biển phía đông và phía nam của nước này. Nó bộc lộ bản chất của việc Trung Quốc nỗ lực trở thành “cường quốc biển” theo cách thức nào. Nước Mỹ nhận thức được sự thách thức của Trung Quốc đối với quyền chủ đạo của Mỹ trên biển.

TS. Nguyễn Ngọc Trường

Related Posts