Trung Quốc đang trở thành ‘cường quốc cần sa’?

BVD – Mỗi hecta cần sa mang về cho nông dân một tỉnh ở Trung Quốc 35 triệu đồng, hơn nhiều so với trồng lúa hay ngô.
Tháng 4 hằng năm, ông Giang lại dành ra một khoảnh đất trong trang trại của mình để trồng cần sa. Diện tích miếng đất khác nhau qua từng năm, tùy nhu cầu thị trường nhưng cho đến nay, nó đã lên tới 600 hecta.

Một trang trại trồng cần sa điển hình ở Hắc Long Giang.

 

Nhiều nông dân khác ở tỉnh Hắc Long Giang gần biên giới Nga cũng đang ngày đêm chăm sóc cho ruộng cần sa của mình. Tại Hắc Long Giang, trồng cần sa là hoạt động hợp pháp, được chính phủ cho phép.

Những nông dân như Giang sau khi trồng cần sa sẽ bán lại phần thân cây cho nhà máy dệt để chế tạo thành vải chất lượng cao. Lá sẽ bán cho công ty dược để điều chế thuốc, hạt dành cho công ty thực phẩm. Với họ, cần sa thực sự là “vàng xanh”, mỗi hecta thu lời hơn 1 vạn tệ (khoảng 35 triệu đồng). Con số này là cực kì lớn, so với trồng ngô hay lúa. Một ưu điểm nữa của trồng cần sa là không cần thuốc trừ sâu vì loại cây này ít bị phá hoại.

Cần sa trồng trên hàng trăm hecta.

“Cứ trồng là có lãi”, ông Giang nói. Trang trại của ông Giang gần vùng cực và là một trong những trung tâm lớn nhất Trung Quốc chuyên trồng cần sa. Năm ngoái, việc trồng cần sa bắt đầu được hợp thức hóa. Một khu vực nữa trồng cần sa ở Trung Quốc là tỉnh Vân Nam, nơi hoạt động sản xuất được hợp pháp hóa từ năm 2003.

Hiện nay, Vân Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng cần sa sản xuất cho toàn thế giới, theo Cục Thống kê Trung Quốc. Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, Trung Quốc đang dần trở thành cường quốc cần sa thế giới. Con số chính thức sản lượng một năm không được cung cấp.

Cần sa được trồng nhiều do chính phủ Trung Quốc chi mạnh tay cho các nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm từ loại cây này. Quân đội, y tế thường sử dụng các chế phẩm và chiết xuất từ cần sa để chế tạo quần áo, thuốc men.

Nông dân thu hoạch cần sa.

Sau nhiều thế kỉ nghiên cứu, cần sa ở Trung Quốc đã được lai tạo để chịu được thời tiết khắc nghiệp ở vùng cực hay cái nóng như đổ lửa ở sa mạc Nội Mông. Năm 2014, Bộ Công an Trung Quốc từng tuyên bố tìm thấy nhiều trang trại lớn ở Cát Lâm và Nội Mông chuyên trồng cần sa mà không được cấp phép.

Số lượng nông dân và diện tích đất canh tác loại cây “vàng xanh” này vẫn là bí ẩn với thế giới. “Đó là con số rất lớn, không thể tiết lộ với công chúng. Nhiều nông dân trồng bất hợp pháp và lách luật”, Dương Minh, nhà khoa học đầu ngành về cần sa tại chương trình nông nghiệp thuộc Học viện Khoa học Vân Nam, nói.
Để bắt đầu trồng cần sa, nông dân cần xin giấy phép đặc biệt và chỉ được phép trồng ở Hắc Long Giang hoặc Vân Nam. Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc từng có ý định dẹp bỏ các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp nhưng phải tạm hoãn. Lí do là vì họ e ngại nông dân biểu tình do diện tích trồng đang rất lớn./.

 

(Danviet)

Related Posts