Trung Quốc tố bị sao chép công nghệ tàu cao tốc

BVD – Nổi tiếng là quốc gia có tốc độ “sao chép” siêu tốc nhưng mới đây Trung Quốc lại tỏ ra gay gắt khi buộc tội các nước đã sao chép và đánh cắp công nghệ đường sắt cao tốc mà Bắc Kinh dày công xây dựng.
Mới đây, tờ Procuratorial Daily có đăng tải bài xã luận tố cáo các nước khác đang thu lợi từ những sáng chế trí tuệ của quốc gia này, mà cụ thể chính là sáng tạo về ngành công nghiệp đường sắt.

Sở hữu hệ thống đường sắt cao tốc dài 20.000km và những con tàu có thể chạy với vận tốc 400 km/h, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đường sắt. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi trong bài luận tố cáo các quốc gia đang ăn cắp chất xám cuả Trung Quốc.
Bài xã luận đã giải thích rằng sau nhiều năm nỗ lực để làm chủ những công nghệ cốt lõi của đường sắt cao tốc, Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài. Và các công ty nước ngoài chỉ cần đơn giản là sao chép công nghệ này thông qua các hồ sơ công khai rồi sau đó nộp hồ sơ xin bằng sáng chế.

Trung Quốc cũng bày cách chống lại điều này bằng cách nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo hộ bằng sáng chế mỗi khi phát triển công nghệ mới, theo gương các đối thủ phương Tây.

Tuy nhiên, điều khiến bài xã luận này được chú ý chính là thời gian đăng tải – chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về những thông lệ sở hữu trí tuệ, vốn nổi tiếng là lỏng lẻo, của Trung Quốc.

Phần lớn các ý kiến cho rằng luận điểm của tác giả bài xã luận này không hợp lý bởi sự quy chụp của chính quốc gia này.

Luận điểm đưa ra để phản bác chỉ rõ, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu đường sắt cao tốc với sự giúp đỡ của các công ty đến từ nhiều nước như Nhật Bản, Đức và Pháp trong những năm 2000. Các công ty nước ngoài này đã ký hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp địa phương nhằm tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Tuy nhiên, ngay khi các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu học được bí mật công nghệ, các công ty nước ngoài dần bị đẩy ra khỏi thị trường bởi những đối thủ trong nước – chính là những công ty đã sao chép công nghệ rồi “hất cẳng” họ với sự hỗ trợ của chính phủ.

Như vậy sự quy chụp này thiếu tính khách quan, không đúng thực tế./.

 

(Tổng hợp)

Related Posts