4 lệnh cấm trang phục bị cho là ảnh hưởng tới quyền tự do con người tại Việt Nam

BVD – Những quy định trang phục dưới đây đã gây bức xúc cho nhiều người và bị cho là quá khắt khe cứng nhắc, ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân.
Theo thuần phong mỹ tục của Việt Nam, việc ăn mặc rất được xã hội quan tâm. Trước tới nay, trong quan điểm truyền thống, người Việt thường đề cao cách ăn mặc kín đáo, tế nhị, không được phép khoe nhiều da thịt trên cơ thể.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, với sự xâm nhập mạnh mẽ của các xu hướng thời trang trên khắp thế giới thì văn hóa ăn mặc của người Việt ngày càng thoải mái và phóng khoáng hơn.

Những môi trường vốn quan tâm đến việc ăn mặc như cơ quan nhà nước hay trường học cũng bắt đầu có bóng dáng của những trang phục hiện đại, “mát mẻ” hơn. Cũng vì thế mà nhiều quy định về ăn mặc được đưa ra nhằm yêu cầu các công chức, học sinh lựa chọn trang phục đúng với môi trường hay thuần phong mỹ tục.

Tuy nhiên, những quy định này không thể làm hài lòng tất cả mọi người và thậm chí còn tạo nên những tranh cãi gay gắt trong dư luận.

1. Hà Tĩnh: Cấm giáo viên mặc váy

Mới đây, trước khi bước vào năm học mới, trường THPT Lý Tự Trọng ( Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây tranh cãi khi đưa ra quy định trang phục với giáo viên đứng lớp. Đó là cấm giác viên nữ mặc váy khi đến trường giảng dạy.

Cụ thể, theo quy định của nhà trường thì trang phục của giáo viên nữ phải là quần tây, áo cổ bẻ, không mặc áo bó quá sát, vải quá mỏng, không mặc váy khi tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh, giày hoặc dép phải có quai cầu. Quy định này đã vấp phải luồng phản đối của đại đa sỗ giáo viên của nhà thường.
Họ cho rằng quy định này không phù hợp, thậm chí là cứng nhắc và tỏ thái độ rất quyết liệt với văn bản quy định.

Đối với nhiều giáo viên, quy định trên là quá khắt khe trong khi ban quản lý trường Lý Tự Trọng thì cho rằng môi trường sư phạm cần có tác phong và ăn mặc lành mạnh, nhằm giúp học sinh tập trung hơn trong việc học tập, giáo viên cần làm gương cho học sinh.

2. Cần Thơ: Công chức không được mặc quần jeans, áo thun khi đi làm

Tiếp theo đó, UBND TP Cần Thơ cũng tạo nên một cuộc tranh cãi trên các diễn đàn mạng xã hội khi đưa ra quy định cán bộ, công chức không mặc quần jeans, áo thun các loại ( kể cả nam và nữ) tới công sở.

Theo quan điểm của Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, đơn vị tham mưu soạn thảo quy tắc trên, thì quần jeans có xuất xứ từ các nước Châu Âu, dành cho những người lao động mặc khi làm việc, sản xuất hoặc đi chăn bò, chăn cừu. Với ý nghĩa đó, quần jeans không dành cho nhân viên công sở thuộc TP. Cần Thơ.


Quy định này khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái vì họ cho rằng quần jeans là trang phục rất thoải mái, dễ mặc với nhiều trang phục. Việc ban hành quy định không được mặc quần jeans làm ảnh hưởng tới quyền tự do của người lao động.

3. Cần Thơ: Cấm học sinh mặc quần ống hẹp

Cũng tại TP Cần Thơ, một quy định về ăn mặc khác gây tranh cãi. Vào tháng 8 năm 2013, trường THPT Hà Huy Giáp trở thành tâm điểm của dư luận khi bắt một số học sinh về nhà thay trang phục mới khi những học sinh này mặc quần ống hẹp đến trường.

Hiệu trưởng trường THPT Hà Huy Giáp lý giải những trang phục bó sát da không thích hợp với môi trường giáo dục nên quần ống hẹp không được phép xuất hiện tại trường.

Quy định trên đã bị học sinh phản đối kịch liệt, nhiều học sinh cho rằng việc mặc quần ống hẹp không hề ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ.

4. Trường Đại học Y Hà Nội: Cấm sinh viên nữ mặc váy xẻ cao

Trường Đại học Y Hà Nội đã ra quy định không cho phép sinh viên nữ mặc váy xẻ cao khi tới giảng đường và sinh viên chỉ được mặc quần âu, sơ mi đóng thùng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Quy chế này bị các sinh viên Đại học Y phản đối vì cho là quá cứng nhắc và khắt khe.

Họ cho rằng sinh viên là những người đã trưởng thành, được quyền lựa chọn những trang phục mình yêu thích miễn là không vi phạm thuần phong mỹ tục./.

 

(Khám Phá)

Related Posts