Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma bật khóc xin được tại ngoại

BVD – Được nói lời sau cùng, Hùng vừa khóc vừa nói: “Bị cáo đã bị tạm giam 2 năm rưỡi, bị cáo đã mất tất cả rồi. Cho bị cáo xin tại ngoại để chăm lo cho bố mẹ và người vợ mang thai”.

Phúc thẩm vụ VN Pharma: Nguyễn Minh Hùng khóc nức nở xin tại ngoại “Bị cáo cầu xin sự khoan hồng của pháp luật. Cho bị cáo xin tại ngoại để chăm lo cho bố mẹ và người vợ đang có thai”, Nguyễn Minh Hùng vừa khóc vừa nói.

Chiều nay, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục đưa vụ án Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma ra xét xử.

Tại phiên xử sáng 24/10, Tòa triệu tập đại diện Bộ Y tế để làm rõ thủ tục cấp phép hoạt động cho công ty Helix Canada và quá trình nhập khẩu thuốc của VN Pharma.

Vào buổi chiều, Tòa thẩm vấn đại diện Bộ Ngoại giao là ông Nguyễn Duy Khiêm, Trưởng phòng Dân sự, về việc xác minh sự tồn tại của công ty Helix Canada.

Trước khi HĐXX bắt đầu nghị án, VKS một lần nữa nêu quan điểm theo kháng nghị, yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại, làm rõ vai trò của các bị cáo cũng như Cục Quản lý Dược. Cơ quan này cũng lý giải về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo Hùng và Cường.

Trong lời nói sau cùng, bị cáo Hùng một lần nữa nhận tội và khóc, xin được tại ngoại để chăm sóc cha mẹ và người vợ đang mang thai.


HĐXX sẽ tuyên án vào ngày 30/10
Bình tĩnh hơn Nguyễn Minh Hùng, trong lời nói sau cùng, bị cáo Võ Mạnh Cường mong muốn HĐXX làm rõ thân phận của công ty Helix và Raymundo để minh oan cho mình.

Cường nói từ trong ý thức của mình, bị cáo chưa bao giờ có ý định nhập một loại thuốc hay làm hại đến những người dân, những gia đình bệnh nhân. “Bị cáo cảm thấy xấu hổ và đau khổ vì những nhìn nhận về việc bị cáo buôn thuốc giả. Bị cáo là người xúc tiến thương mại, gặp nhau đem đến niềm tin trong kinh doanh, niềm tin về chất lượng thuốc. Bị cáo hãnh diện khi là người đại diện cho Raymundo”.

Các bị cáo khác cũng được nói lời sau cùng và xin nhận sự khoan hồng của pháp luật. Chủ toạ nhận định vụ án sẽ kéo dài, có nhiều tình tiết phức tạp, do đó, toà tạm nghỉ và sẽ tuyên án vào ngày 30/10 tới.

 


Nguyễn Minh Hùng khóc, xin được tại ngoại để chăm sóc bố mẹ già và vợ mang thai

Được nói lời sau cùng, Nguyễn Minh Hùng vừa khóc vừa nói: “Bị cáo đã bị tạm giam 2 năm rưỡi, bị cáo đã mất tất cả rồi”.

“Cuộc đời bị cáo không biết sẽ như thế nào. Bố mẹ đã già rồi. Bị cáo cầu xin sự khoan hồng của pháp luật. Bị cáo xin chấp nhận hình phạt để trở về, phục vụ tốt cho xã hội. Cho bị cáo xin tại ngoại để chăm lo cho bố mẹ và người vợ đang có thai”, Nguyễn Minh Hùng nói.

Về những nhân viên của mình, Hùng nói họ chỉ là người làm công ăn lương, xin tòa xem xét cho họ mức án hợp lý nhất để họ trở về.

Chủ toạ đề nghị bị cáo Hùng bình tĩnh, HĐXX sẽ ghi nhận sự ăn năn hối hận của bị cáo. Chủ toạ cũng nhắn nhủ đến Hùng và các bị cáo khác việc mua thuốc ung thư kém chất lượng, nâng khống thuốc lên nhiều lần, bị cáo đẩy bệnh nhân ung thư và người nhà của họ vào tận cùng của đau khổ và khánh kiệt. Ngoài bản án này thì các bị cáo sẽ còn đối mặt với bản án lương tri cho đến sau này.

VKS và luật sư tranh luận về lệnh bắt tại toà
Trả lời câu hỏi của luật sư, VKS khẳng định: Khoản 1 Điều 243 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 về việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn quy định: Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó chánh toà Toà phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao (hiện nay theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 là Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao) quyết định.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng cho rằng câu trả lời của VKS chưa thoả đáng. VKS nói về thầm quyền kể cả Chánh án, Phó chánh án: bắt để phục vụ việc xét xử, bắt để ngăn chặn tội phạm. Tuy nhiên, khi đã thực hiện việc xét xử thì người có thẩm quyền là HĐXX chứ không có Chánh án, Phó chánh án. Chuyện này đã qua rồi. Nên nếu đối đáp thì sẽ có một dịp khác.

Đáp lại, VKS nói: Xin giải thích thêm cho luật sư và những người có ý định thắc mắc về việc bắt: Theo quy định tại Điều 243 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án có quyền, không có điều nào giới hạn quyền của Tòa phúc thẩm.

Vì sao nguyên Tổng giám đốc VN Pharma bị bắt tại tòa?


Luật sư đề nghị trả lời vì sao Hùng và Cường bị bắt ngay tại toà
Phát biểu tranh luận, luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Hùng, đề nghị VKS giải đáp rõ quyết định bắt giam hai bị cáo Hùng và Cường.

“Là người giải đáp hoạt động pháp luật, chúng tôi cảm nhận rằng việc xảy ra tại phiên tòa này xưa nay chưa có”. Theo luật sư Hưng, thân chủ của ông không có thái độ ngoan cố. Còn nếu bắt để phục vụ hoạt động xét xử thì phải bắt trước khi phiên toà diễn ra. Còn nếu để tránh nguy hiểm thì sẽ bắt sau khi toà tuyên án.

“Vụ việc này ảnh hưởng đến thân chủ tôi nên khi tuyên bố, bị cáo Hùng đã choáng, ảnh hưởng tinh thần. Mong đại diện VKS với tư cách thực hiện giám sát phiên tòa, công bố cho chúng tôi biết và các bị cáo biết mình đang được đối xử đúng pháp luật”, luật sư Hưng nói.

VKS đề nghị huỷ bản án sơ thẩm, điều tra lại vụ án VN Pharma
Ông Nguyễn Văn Tùng, đại diện VKS pháp biểu bổ sung kháng nghị:

“Ngày 20/10, VKS đã phát biểu kháng nghị, đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Cấp cao, huỷ bản án sơ thẩm, điều tra lại vụ án. Việc HĐXX quay trở lại phần xét hỏi càng chứng minh kháng nghị của VKS là có cơ sở.

Đơn đặt hàng có mã số mã vạch khác nhau, giấy phép hoạt động của công ty Austin hết hạn, 3/10 chuyên gia tham gia giám định lô thuốc H-Capita không ký tên vào biên bản, lượng tạp chất của thuốc là 0,17%. Bên cạnh đó, ngày 30/12/2014, Cục Quản lý Dược vẫn ký giấy phép nhập khẩu cho VN Pharma là vi phạm nghiệm trong. Các sai phạm nghiêm trọng này cần phải được điều tra làm rõ.

Đồng thời, hội đồng giám định H-Capita gồm 10 người do ông Đỗ Văn Thông đứng đầu, trong khi ông Đỗ Văn Thông là người ký văn bản cho VN Pharma nhập khẩu lô hàng trên là chưa đủ khách quan. Họ là những người tham gia giám định lô thuốc do chính mình cấp phép.

Lô hàng H-Capita chứa đến 97% capecitabine là thuốc kém chất lượng, không thể dùng để chữa bệnh cho người. Phân tích trên cho thấy kết luận của Bộ Y tế là không phù hợp với thực tế. Kết quả giám định không thể sử dụng cho người nhưng kết luận là thuốc kém chất lượng thay vì thuốc giả, cần phải lập hội đồng giám định khác để đảm bảo tính khách quan.

Tại toà, các bị cáo khác cho rằng mình chỉ làm theo chỉ đạo. Tuy nhiên, các bị cáo hoàn toàn nhận thức được, các bị cáo biết. Từ đó, Hùng và Cường giữ vai trò chủ mưu, các bị cáo khác giữ vai trò đồng phạm giúp sức đắc lực. Các bị cáo cấu kết chặt chẽ, phân chia nhau từng công đoạn. Các bị cáo sản xuất giấy tờ giả, lấy danh nghĩa của một công ty nước ngoài không có thật.

Do đó, đề nghị HĐXX chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Cấp cao, huỷ toàn bộ án sơ thẩm, điều tra lại vụ án.

14h05, HĐXX bắt đầu làm việc. Phiên xử chiều có sự xuất hiện của đại diện Bộ Ngoại giao là ông Nguyễn Duy Khiêm, Trưởng phòng Dân sự.

Được hỏi về vấn đề sức khoẻ, bị cáo Nguyễn Minh Hùng trả lời vẫn còn bị choáng nhưng vẫn có thể tham gia phiên xét xử.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết đã cho xác minh về công ty Helix, kết quả xác minh dự kiến sẽ có vào chiều nay.

HĐXX tiếp tục hỏi Cục quản lý Dược về việc viết tiêu chuẩn thuốc có phù hợp với pháp luật, cục này cho rằng Luật quy định rõ không phân biết thuốc trong nước hay nước ngoài, tiêu chuẩn thuốc là do nhà sản xuất công bố.

HĐXX nói với bị cáo Hùng: Việc bị cáo thuê bị cáo Thông viết tiêu chuẩn này là không phù hợp với pháp luật. Bị cáo Hùng mong HĐXX xem xét, tiêu chuẩn này viết ra để đặt hàng bên nhà sản xuất.


 

 

 

(Zing)

Related Posts