B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật

BVD – Những ngày này cách đây 45 năm, bạn bè thế giới hướng về Việt Nam, cả nước hướng về Hà Nội, bởi Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 đang trong những ngày đầy cam go, quyết liệt. Giới cầm quyền Mỹ khi đó âm mưu đưa Hà Nội ‘trở về thời kỳ đồ đá’ bằng thứ vũ khí có sức hủy diệt ghê gớm- máy bay B-52.

Vậy nhưng, vượt lên đau thương, tổn thất từ những trận mưa bom của B-52, quân và dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội Phòng không- Không quân (PK-KQ) đã mưu trí, sáng tạo “vạch nhiễu tìm thù”, kiên quyết tiến công, buộc 3 “pháo đài bay” B-52 phải đền tội ngay đêm đầu tiên chúng bay vào bầu trời Hà Nội. Kết thúc chiến dịch, 81 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 34 máy bay B-52.

45 năm đã trôi qua, xác những chiếc B-52 vẫn đang được trưng bày ở các bảo tàng hoặc tại chính nơi chúng “phơi xác” trong chiến dịch phòng không năm nào. Xác B-52 luôn gợi lại chiến công hào hùng của quân và dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng giới thiệu với bạn đọc những hiện vật chân thực và sinh động về sự kiện này.

Thực hiện: HOÀNG HÀ

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 1

Trước Bảo tàng chiến thắng B-52, những quả tên lửa Vonga vẫn sừng sững hướng lên bầu trời thanh bình của Tổ quốc. Cách đây 45 năm, tên lửa phòng không của ta bị không quân Mỹ xem nhẹ trước khi Chiến dịch “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” mở màn. Nhưng thực tế cho thấy, ngay đêm đầu tiên của chiến dịch (18-12-1972), 3 “siêu pháo đài bay” B-52 đã bị tên lửa Vonga “vít cổ”.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 2

Bức ảnh tư liệu đang được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ. Trong ảnh là quân và dân ta vui mừng bên xác chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi xuống cánh đồng Chuôm, Phù Lỗ, Đông Anh, Hà Nội.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 3

Mang theo khối lượng bom đạn khổng lồ, được sử dụng với số lượng lớn và tần suất cao trong mỗi đêm của chiến dịch, con “át chủ bài” B-52 được Mỹ hy vọng sẽ đánh gục ý chí của quân và dân ta, buộc ta chấp nhận các yêu cầu mà Mỹ đưa ra tại Hội nghị Paris.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 4

Diễn biến thực tế trong 12 ngày đêm của chiến dịch cho thấy, không quân Mỹ đã hủy diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác. Bức ảnh được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ phần nào khắc họa những thiệt hại to lớn của Hà Nội vì bom B-52 rải thảm.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 5

Đài tưởng niệm Khâm Thiên vẫn đang nhắc nhớ về những ngày đau thương vì bom đạn B-52 của Mỹ dội xuống Hà Nội nói chung, khu phố Khâm Thiên nói riêng.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 6

Vậy nhưng, vượt lên tổn thất, đau thương, quân và dân miền Bắc vẫn khiến B-52 vẫn “rụng” mỗi đêm. Điển hình như đêm 20-12, có 7 B-52 bị tiêu diệt; đêm 26-12 có 8 chiếc B-52 bị tiêu diệt. Trong ảnh là động cơ của chiếc B-52 bị bắn hạ, xác rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám và hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Chiếc động cơ đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 7

Cũng ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tại khu vực nhà trưng bày, còn có mảnh xác chiếc B-52 đầu tiên bị tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 8

Tại Bảo tàng PK-KQ, xác B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội cũng được “chất thành đống”. Xa xa là tên lửa Vonga màu xanh rêu – “khắc tinh” của B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 9

Trong khi đó, tại Bảo tàng Chiến thắng B-52, xác “siêu pháo đài bay” được xếp mô phỏng theo hình dáng 1 chiếc B-52, với phần thân, cánh, động cơ…

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 10

Cách động cơ máy bay B-52 không xa là khí tài ra đa, giúp Bộ đội PK-KQ sớm phát hiện “siêu pháo đài bay” để chủ động đánh trả chính xác…

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 11

..gần đó, là một phần cánh “siêu pháo đài bay” B-52.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 12

Quả tên lửa Vonga, loại được Bộ đội PK-KQ sử dụng hiệu quả trong Chiến dịch phòng không tháng 12-1972, được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Phía trước tên lửa Vonga là đống xác B-52.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 13

Sau những chiến công vang dội của Bộ đội Tên lửa, đêm 27-12-1972, chiếc máy bay Mig-21 mang số hiệu 5121 đã cùng với phi công Phạm Tuân xuất kích từ sân bay Yên Bái, bắn rơi 1 máy bay ném bom chiến lược B-52. Chiếc máy bay Mig-21 nói trên đã được công nhân là Bảo vật Quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 14

Tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, còn có những hiện vật thể hiện sự thất bại thảm hại của Mỹ trong Chiến dịch phòng không tháng 12-1972, như trang bị của phi công lái B-52 bị bắn rơi.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 15

Ngoài xác máy bay B-52 được trưng bày tại các bảo tàng, ở hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) còn lưu giữ một phần chiếc B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-2017. Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B-52 đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử.

B-52 tan xác – chuyện kể qua hiện vật - Ảnh 16

Truyền thống yêu nước và tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của cha anh được người dân Ngọc Hà (Hà Nội) giáo dục, truyền thụ cho con cháu từ những hình thức giáo dục trực quan, sinh động ngay từ bên bờ hồ này. Đây cũng là điểm tham quan hấp dẫn của du khách, đặc biệt là khách quốc tế khi đến Hà Nội.

Vậy nhưng, vượt lên đau thương, tổn thất từ những trận mưa bom của B-52, quân và dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội Phòng không- Không quân (PK-KQ) đã mưu trí, sáng tạo “vạch nhiễu tìm thù”, kiên quyết tiến công, buộc 3 “pháo đài bay” B-52 phải đền tội ngay đêm đầu tiên chúng bay vào bầu trời Hà Nội. Kết thúc chiến dịch, 81 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 34 máy bay B-52.

45 năm đã trôi qua, xác những chiếc B-52 vẫn đang được trưng bày ở các bảo tàng hoặc tại chính nơi chúng “phơi xác” trong chiến dịch phòng không năm nào. Xác B-52 luôn gợi lại chiến công hào hùng của quân và dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng giới thiệu với bạn đọc những hiện vật chân thực và sinh động về sự kiện này./.

 

(QĐND)

Related Posts