Chiêu thức “bỏ bùa” lôi kéo phụ nữ tham gia IS ở châu Á

BVD – Khi nhận ra rằng phụ nữ mang chiếc balo chứa bom sau lưng sẽ ít bị nghi ngờ hơn nam giới và thể hiện sự dũng cảm không khác gì đàn ông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã dùng mọi chiêu thức để lôi kéo phụ nữ châu Á tham gia hoạt động khủng bố. Những lời dụ dỗ của các phần tử thánh chiến này đang tạo nên nguy cơ phức tạp khôn lường.

Khi những sào huyệt cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria lần lượt bị tước bỏ, các nước tại khu vực Đông Nam Á đang trở thành nơi trú ẩn cho những tay súng IS tháo chạy khỏi chiến trường.

Các nhóm khủng bố trong khu vực như Abu Sayyaf (ASG), Jemaah Islamiyah (JI) và Mujahidin đã công khai “thề trung thành” với IS và đóng vai trò như “nơi trú ẩn xa nhà” cho những phần tử trốn chạy khỏi những thành phố Mosul, Aleppo và Raqqa, vốn là cứ điểm của chúng ở Trung Đông.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố IS thậm chí đã thành lập một vương quốc Hồi giáo có tên gọi “Wilayah Đông Á”. Và Nhà nước tự xưng này sẽ trải rộng khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, miền Nam Thái Lan và Myanmar.

Quân sự - Chiêu thức “bỏ bùa” lôi kéo phụ nữ tham gia IS ở châu Á

Izzah Zahrah Al Ansari, 22 tuổi bị bắt giữ ở Singapore vì liên quan tới IS.

Hôm 26/11, IS lại tiếp tục ra lời kêu gọi cộng đồng người Hồi giáo tại Philippines và khắp nơi trên thế giới ủng hộ “một cuộc chiến chống lại quân đội” tại đảo Mindanao, miền Nam Philippines.

Điều đáng nói, IS đặc biệt quan tâm đến phụ nữ khi chiêu mộ các phần tử tham gia thánh chiến ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Để chiêu mộ phụ nữ, IS dùng mạng xã hội và các ứng dụng trò chuyện trên mạng để thông tin thu hút những phụ nữ có trình độ, hay phụ nữ Indonesia đang làm giúp việc tại nước ngoài gia nhập tổ chức khủng bố này.

Dian Yulia, người suýt trở thành phụ nữ Indonesia đánh bom tự sát đầu tiên khi đang làm nghề giúp việc ở nước ngoài. Thông qua Facebook, cô kết nối và trở nên thân thiết hơn với người đứng đầu việc tuyển thành viên cho IS tại Indonesia, Bahrun Naim.

Tương tự, cô gái 22 tuổi Syaikhah Izzah Al Ansari là người Singapore đầu tiên bị bắt giam do những tuyên bố cực đoan về tôn giáo của cô trên mạng xã hội.

Theo Leefa và Nur, 2 trong 8 phụ nữ Indonesia trở về nước sau khi gia nhập IS, họ đã được người đại diện của tổ chức này hứa hẹn qua Internet về việc hoàn tiền di chuyển, chăm sóc sức khỏe miễn phí và đảm bảo công việc.

Quân sự - Chiêu thức “bỏ bùa” lôi kéo phụ nữ tham gia IS ở châu Á  (Hình 2).

Binh sĩ Philippines đã chiến đấu nhiều tháng với lực lượng Maute, nhóm phiến quân trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

 

Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược và đây cũng là lý do họ rất thất vọng, muốn nhanh chóng quay về quê nhà.

Hồi tháng Sáu, 8 phụ nữ Indonesia trốn sang Syria để tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng được cho là thông qua những lời mời trên mạng của tổ chức khủng bố.

Tương tự, Dian Yulia Novi, 1 trong 7 nghi phạm âm mưu đánh bom Dinh Tổng thống Indonesia hồi tháng Bảy cũng bị lôi kéo qua mạng.

Ngoài ra,  một số phụ nữ cũng lao vào các cuộc thánh chiến thông qua các tờ rơi tuyên truyền khủng bố và những cộng tác viên. Những lời dụ dỗ của các phần tử thánh chiến đã có sức mê hoặc lớn với phụ nữ.

Sự xuất hiện của phụ nữ trong các tổ chức tôn giáo không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, vai trò và tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong hoạt động của các tổ chức cực đoan rất đáng quan ngại.

Trong cuộc phỏng vấn của tổ chức Rumah Kita Bersama với trên 20 phụ nữ đã hoặc đang tham gia các nhóm tôn giáo cực đoan cho thấy thế hệ phụ nữ mới đang tham gia thánh chiến đều có tính cách độc lập, mạnh mẽ, có nền tảng giáo dục tốt và đó chính là mối nguy hiểm khi họ tham gia IS.

Theo một báo cáo mới nhất, hoạt động khủng bố và con số thương vong đã tăng cao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong 15 năm qua, trong đó Philippines là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chỉ số Khủng bố toàn cầu (GTI) 2017 do viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) công bố đã xếp hạng Philippines đứng thứ 12 trên thế giới. Điều này có nghĩa quốc gia Đông Nam Á này chịu ảnh hưởng của khủng bố tồi tệ hơn Nam Sudan, Bangladesh và Libya. Trong khi đó, một nước khác trong khu vực là Thái Lan đứng thứ 16.

 

(Nguoiduatin)

Related Posts