Bị cáo vụ Đinh La Thăng: Tôi chịu sức ép ‘trên đe dưới búa’

BVD – “Lãnh đạo tập đoàn yêu cầu tôi phải thực hiện chuyển tiền cho PVC ngay trong ngày. Biết vi phạm nhưng không có cách nào khác”, bị cáo Vũ Hồng Chương phân trần.

Sáng 11/1, bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục bị đưa ra xét xử về hai tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý gây hiệu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản. Hôm nay là ngày thứ 4 diễn ra phiên tòa.

Bị cáo Vũ Hồng Chương: Tôi bị áp lực ‘trên đe dưới búa’ Nguyên Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cho rằng mình là chỉ mắt xích nhỏ, buộc phải tuân theo quyết định của tập đoàn.

‘Biết vi phạm nhưng không có cách nào khác’

Sáng nay, luật sư xét hỏi Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và một số bị cáo liên quan đến việc tạm ứng trái phép hơn 6,6 triệu UDS và 1.300 tỷ đồng cho công ty của Trịnh Xuân Thanh.

Bị cáo Chương cho biết khi về Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì hợp đồng 33 đã được ký và dự án đã khởi công. Thực hiện đúng chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV, ông Chương đã rà soát hợp đồng và báo cáo cấp trên. Bị cáo nói đã nêu ra nhiều bất cấp nhưng không được điều chỉnh.

Bi cao vu Dinh La Thang: Toi chiu suc ep 'tren de duoi bua' hinh anh 1
Bị cáo Vũ Hồng Chương tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: P.D.

Về việc đề xuất tạm ứng tiền trái quy định cho PVC ngay trong ngày, bị cáo Chương nói ông buộc phải làm việc này theo yêu cầu của tập đoàn. “Tôi là đơn vị cấp dưới, đơn vị phụ thuộc phải nghe lời cấp trên. Thứ hai là sức ép công việc, trên đe dưới búa do chính sự chỉ đạo quyết liệt của tập đoàn. Tôi chỉ là mắt xích nhỏ trong hoạt động của tập đoàn thì buộc phải tuân lệnh”, ông Chương nêu lý do.

Bị cáo này cho rằng việc làm sai thì phải chịu trách nhiệm. “Tôi biết vi phạm Nghị định 48 nhưng tôi không ký thì người ta bảo thế nọ thế kia, nhũng nhiễu nhà thầu, cản trở công việc, cản trở dự án”, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trình bày với HĐXX.

Sau khi chuyển tiền, ông Chương có 2 công văn yêu cầu tổng thầu báo cáo việc sử dụng vốn. Nhưng đến tháng 9/2011, tổng thầu mới có công văn cho biết qua kiểm tra công tác của PVN mới phát hiện sử dụng sai mục đích. Khi đó, tất cả khối lượng xây lắp của nhà thầu trong năm 2011 đã không được thanh toán. Bị cáo Vũ Hồng Chương khẳng định sẽ không bao giờ tạm ứng cho PVC khi nhà thầu chưa làm gì.

Căn cứ vào đâu Ban chỉ đạo làm thủ tục đề xuất tạm ứng đợt 2,3 và 4 cho PVC? Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo sinh năm 1953 một lần nữa khẳng định: “Lãnh đạo tập đoàn yêu cầu tôi phải thực hiện chuyển tiền cho PVC ngay trong ngày. Biết vi phạm nhưng không có cách nào khác”.

Bi cao vu Dinh La Thang: Toi chiu suc ep 'tren de duoi bua' hinh anh 2
Hội đồng xét xử thẩm vấn các bị cáo. Ảnh: TTXVN.

‘Không có báo cáo nào về hợp đồng 33 không có giá trị pháp lý’

Được mời lên trả lời sau đó, ông Đinh La Thăng nói đã nghe ý kiến các bị cáo. Cựu Chủ tịch PVN cho biết lãnh đạo PVN và cấp trên đều chỉ đạo triển khai theo quy định pháp luật. “Việc thúc ép tiến độ là cần thiết, tuy nhiên HĐTV và Ban tổng giám đốc đều chỉ đạo làm theo quy định pháp luật, không vì lý do nào biết vi phạm mà vẫn thực hiện”, bị cáo Thăng nói.

Đến lượt mình tham gia xét hỏi, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị được hỏi thân chủ Đinh La Thăng. “Từ hôm qua tới nay, ông Quang (nguyên Tổng giám đốc PVPower Vũ Huy Quang) khai trong một cuộc họp ông này có báo cáo sai sót của hợp đồng 33, ông là người chủ trì cuộc họp đó”? Trả lời câu hỏi này, bị cáo đáp: “Tôi là người chủ trì cuộc họp”.

Theo lời ông Thăng, cuộc họp đó có rất nhiều nội dung, tuy nhiên không có báo cáo về hợp đồng 33 không có giá trị pháp lý.

“Tất cả quyết định của lãnh đạo, ban giám đốc, hội đồng thành viên… nếu không đúng pháp luật, người thực hiện có quyền không làm. Nếu lãnh đạo vẫn yêu cầu cấp dưới làm thì phải có văn bản bảo lưu”, ông Thăng khẳng định.

Trước câu trả lời này, luật sư Thiệp hỏi ông Thăng ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm: người ký hợp đồng hay người thực hiện. Đáp lời, bị cáo Đinh La Thăng nói theo quy định pháp luật, chủ thể hợp đồng chịu trách nhiệm pháp lý.

“Dự án nhiệt điện Thái Bình 2, PVN đã giao cho PVPower… hợp đồng có hiệu lực khi PVPower phê duyệt vì đây là chủ đầu tư”, ông Thăng nói đồng thời cho biết thêm hội đồng thành viên, ban giám đốc không có quyền can thiệp vào PVPower vì đây là quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp lời, ông Thăng cho biết khi quyết định chuyển chủ đầu tư về PVN, trách nhiệm thuộc về PVN. Và PVN đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. “Khi về tập đoàn anh Thực có chỉ đạo rà soát lại vì chuyển đổi chủ thể từ PVPower về PVN, phải ký lại hợp đồng theo quy định của pháp luật”, lời của nguyên Chủ tịch HĐTV PVN.

PVN chưa yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trả lời luật sư về việc về bồi thường, trách nhiệm người làm sai và số lượng thiệt hại, đại diện Tập đoàn Dầu khí cho biết PVN đang theo dõi vì còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Quan điểm của PVN là căn cứ kết quả tại phiên tòa để đề nghị HĐXX xác định thiệt hại, qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của PVN cũng như Nhà nước.

Đinh La Thăng: Hợp đồng EPC 33 không thuộc trách nhiệm của PVN Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng hợp đồng do PVC và PVPower ký với nhau. Đây là 2 đơn vị hạch toán độc lập, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 

Về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, người được PVN ủy quyền đến tòa với tư cách đại diện nguyên đơn dân sự cho biết dự án vẫn đang triển khai, tiến độ đạt hơn 81%. Hợp đồng EPC cũng đang thực hiện. Do đây là dự án đầu tư rất quan trọng, giá trị lớn, yêu cầu cao nên cần nhiều thời gian. Đại diện PVN xác nhận Tập đoàn Dầu khí chưa có yêu cầu cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại.

Tiền được tạm ứng nhưng kết luận giám định lại xác định tiền này trong tài khoản tiền gửi để tính lãi suất, ông cho biết ý kiến? Đại diện PVN nói để giải quyết đúng trách nhiệm phải xem thiệt hại đến đâu, căn cứ xác định như thế nào.

Trả lời thẩm phán Trương Việt Toàn, người được PVN ủy quyền xác nhận dự án dự kiến hoàn thành 2014 nhưng đến nay chưa xong sẽ nảy sinh vấn đề. Việc tính toán thiệt hại rất khó.

Một luật sư khác có mặt tại tòa nói đến nay PVN chưa đề nghị bồi thường thiệt hại. Để tránh vi phạm tố tụng cần xác định được trách nhiệm bồi thường. Ông Đinh La Thăng và các bị cáo khác không có trách nhiệm bồi thường nếu nguyên đơn dân sự không yêu cầu.

Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch PVN chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.

Bi cao vu Dinh La Thang: Toi chiu suc ep 'tren de duoi bua' hinh anh 3
Xe chở các bị cáo liên quan đến vụ án của ông Đinh La Thăng tại sân tòa Hà Nội. Ảnh:Việt Hùng.

Trước đó, trong phần xét hỏi diễn ra ngày 10/1, các luật sư đã đặt câu hỏi với giám định viên về cách tính nào để xác định các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 100 tỷ đồng khi sử dụng trái mục đích 1.100 tỷ đồng tiền tạm ứng. Về việc này, giám định viên khẳng định việc giám định được thực hiện đúng pháp luật, có tình có lý.

Trịnh Xuân Thanh phản bác lời khai của cấp dưới tại tòa Nghe bị cáo Minh khai làm theo mệnh lệnh dù cấp trên không chỉ đạo bằng văn bản, Trịnh Xuân Thanh liền phản bác và hỏi lại người từng là thuộc cấp của mình. 

(Zing)

Related Posts