Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria

BVD – Các mẫu vũ khí trang bị của Nga lần đầu thử lửa trên chiến trường Syria và là thành phần không thể thiếu của quân đội hiện đại thế kỷ XXI. Trong cuộc xung đột Syria, theo Trung tướng Igor Makushev, Chủ tịch Ủy ban Khoa học quân sự của quân đội Nga, hơn 200 mẫu vũ khí tương lai đã được quân đội Nga sử dụng thử.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 1

Pháo phản lực nhiệt áp của Nga đã lần đầu được thử lửa tại chiến trường Syria

Hệ thống trinh sát phản pháo Zoopark

Tháng 3/2016, Nga đã triển khai ở Syria hệ thống trinh sát phản pháo cho phép phát hiện đến 70 trận địa hỏa lực cối và pháo trong một phút, bám đồng thời đến 12 mục tiêu. Hệ thống bao gồm 2 trạm radar Zoopark-1 mà quân đội Nga nhận vào trang bị vào năm 2007 và 3 hệ thống máy bay không người lái.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 2

Zoopark-1 (Bộ Quốc phòng Nga)

Hệ thống radar này dùng để trinh sát trận địa của các phương tiện hỏa lực của đối phương bằng cách tính toán quỹ đạo đường đạn của đạn pháo/cối và tên lửa mà radar phát hiện được, cũng như để hiệu chỉnh hỏa lực pháo binh của quân nhà. Hệ thống cũng có thể theo dõi trên không và tiến hành điều khiển các máy bay không người lái.

Hệ thống mới được lắp trên khung gầ xe kéo bánh xích MTLB, kíp xe 3 người. Zoopark hoàn toàn tự hoạt và chỉ cần gần 5 phút để triển khai. Khí tài của hệ thống có thể trinh sát các trận địa cối 82-120 mm ở cự ly đến 17 km, trận địa pháo 105-155 mm ở cự ly 12 km, trận địa pháo phản lực ở cự ly đến 22 km, trận địa tên lửa chiến thuật ở cự ly đến 45 km.

Các hệ thống robot công binh Skarabei và Sfera

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 3

Hệ thống robot Skarabei (Bộ Quốc phòng Nga/RIA)

Để rà gỡ mìn cho khu phố cổ của thành phố Palmyra, công binh Nga đã lần đầu tiên sử dụng các hệ thống robot công binh Skarabei và Sfera. Các robot cho phép tiến hành trinh sát ở nơi mà các phương tiện kỹ thuật khác không đến được, ví dụ như các giếng và địa đạo.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 4

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 5

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 6

Hệ thống robot trinh sát có điều khiển Skarabei là một chiếc xe nhỏ trên có lắp các camera độ phân giải cao, 1 micro và 1 khí tải ảnh nhiệt. Robot được điều khiển qua kênh vô tuyến điện kỹ thuật số từ bàn điều khiển qua video. Cự ly nhận hình ảnh và điều khiển tin cậy robot ngay cả trong điều kiện tín hiệu vô tuyến điện phức tạp lên tới 250 m. Robot cũng có thể dễ dàng vượt qua các đống vật cản. Robot có chiều cao chỉ 15 cm nên người ngoài rất khó phát hiện ra nó, còn các động cơ điện giúp robot hoạt động không tiếng động.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 7

Robot mini Sfera

Còn Sfera là một quả bóng nhỏ chịu va đập được lắp 4 camera và đèn led, cũng như 1 micro và 1 máy phát. Nó cho phép đồng thời truyền hình ảnh từ tất cả các camera, giúp người vận hành có thể quan sát 360 độ. Nhờ có độ vững chắc cao, nên Sfera có thể chịu được cú rơi từ độ cao đến 5 m, còn hệ thống xác lập tư thế lắp liền tự động đưa robot về tư thế thẳng đứng sau khi ném ra.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 8

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 9

Radar dò mìn Korshun

Các radar phi tuyến Korshun dùng để dò mìn điều khiển điện tử. Ở cự ly đến 30 m, Korshun phát hiện bất kỳ thiết bị bán dẫn nào cả ở trạng thái hoạt động, lẫn ở trạng thái tắt. Mìn có thể được chôn xuống đất, vào bê tông và đường nhựa thì radar này vẫn phát hiện ra.

Bộ quần áo công binh Dospekhi-KP và OVR-2-02

Các phương tiện bảo vệ dành cho công binh là bộ quần áo OVR-2-02 và Dospekhi-KP cũng đã trải nghiệm thành công trên sa mạc Syria. Người ta khuyến nghị công binh mang mặc chúng cùng với các bộ khung xương cho phép bảo vệ người lính chống sóng xung kích.

Bộ trang bị gỡ mìn lục quân OVR-2-02 (Nhẹ) được trang bị 1 camera lắp trên mũ cho phép người chỉ huy và các chuyên gia khác hỗ trợ khi vô hiệu hóa các vật nổ, còn điểm khác biệt chủ yếu của bộ quần áo là hệ thống làm mát bằng nước mang vác cho phép người lính làm việc ở nhiệt độ thoải mái trong mọi điều kiện khí hậu, ngay cả khi trời nóng 40 độ. Kênh liên lạc video cho phép khi phát hiện vật nổ đặc biệt nguy hiểm thì tiến hành hội nghị trực tuyến với các chuyên gia khác.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 10

Hoạt động rà phá mìn ở Aleppo của công binh Nga

Bộ quần áo giáp Dospekhi-KP nặng 38 kg, gồm các tấm giáp và bảo vệ lính công binh không chỉ chống mảnh mà cả áp lực dư, sóng xung kích, tác động nhiệt. Các tấm giáp chống chịu dduowwcj mảnh va chạm với tốc độ 2.000 m/s, còn các thiết bị tăng cường bảo vệ dọc cột sống không để lính công binh bị lật ngược khi bom đạn phát nổ. Bộ quần áo chịu được vụ nổ của 2,5 kg chất nổ, trong khi bộ của Canada chỉ chịu được 500 g chất nổ.

Nhờ không khí tuần hoàn, kính của mũ bảo hiểm không bị hấp hơi, người lính cảm thấy thoải mái. Kính dày nhiều lớp của mũ bảo hiểm chịu được mảnh văng với tốc độ đến 700 m/s.

Bộ quần áo này cũng cho phép kết nối bằng dây với hệ thống liên lạc, trong trường hợp đối phương sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử hoặc chế áp tín hiệu vô tuyến trong khu vực rà phá mìn. Cũng có thể lắp camera lên mũ để cấp chỉ huy theo dõi hành động của công binh.

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 11

Kinh ngạc với vũ khí mới của Nga thử lửa Syria - Ảnh 12

Khi rà phá mìn cho thành phố Palmyra, công binh Nga đã sử dụng cái gọi là các bộ khung xương thụ động để giảm tải cho hệ thống cơ xương của người. Chúng cho phép người lính vận chuyển đến 300 kg trang bị, thả các vật nặng và thực hiện các cú nhảy mà con người bình thường không thể thực hiện. Hệ thống cũng làm giảm tác động có hại của sóng xung kích lên cơ thể con người.

Áo giáp bằng “vải hy vọng tối hậu”

Loại áo giáp mới đã được trông thấy ở Palmyra vào tháng 3/2017. Thượng tướng Andrei Karrpatolov đã xuất hiện trên sóng kênh truyền hình Vesti trong bộ đồ rằn ri làm bằng sợi aramid vốn bền chắc hơn thép 5 lần. Hơn nữa, áo giáp sợi aramid lại nhẹ hơn áo giáp tương tự lắp các tấm giáp thép. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng giám đốc hãng sản xuất phương tiện bảo vệ cá nhân đã gọi vật liệu này là “vải hy vọng tối hậu”.

Chẳng hạn, áo giáp 6B43 nằm trong bộ trang bị cá nhân Ratnik còn có phương tiện bảo vệ bổ sung là các tấm giáp làm bằng vải chống đạn Rusar (sợi para-aramid) làm bằng vật liệu aramid gồm 24 lớp. Tấm giáp vải này chặn được các mảnh đạn nhỏ, kể cả khi các tấm giáp đã bị xuyên thủng.

Áo giáp có trọng lượng 7,5 kg, còn ở biến thể đột kích có trọng lượng đến 15 kg. Ở cấu hình tối đa, áo giáp bảo vệ được ngực, lưng và hình chiếu bên chống đạn con, cũng như bảo vệ háng và vai chống mảnh đạn. Tấm giáp gốm-composite ngăn chặn được đầu đạn bắn từ súng trường bắn tỉa SVD từ cự ly 10 m.

Ngoài ra, áo giáp có cơ cấu giảm chấn đặc biệt dùng để giảm nhẹ và phân tán động năng của đầu đạn hay mảnh đạn đi khắp cơ thể người. Nhờ đó mà giảm được nguy cơ bị chấn động và thương tích.

Theo Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy chính xác Dmitri Semizorov, trong quá trình sử dụng bộ trang bị công binh ở Syria đã không ghi nhận một lần nào đạn hay mảnh đạn xuyên thủng các phần tử bảo vệ của Ratnik.

 

Theo VND

Related Posts