Biển người chen chân nhận tiền lộc do ‘vua sống’ tung ở lễ rước độc đáo

BVD – Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai “vua, chúa” và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Trong ngày hội, những người này được rước bằng kiệu, võng lọng do hàng chục trai tráng khỏe mạnh khiêng.

Tại đền Sái (huyện Đông Anh, Hà Nội), hàng năm cứ vào ngày 11/1 âm lịch hàng năm, lễ rước “vua, chúa sống” lại diễn ra, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách thập phương. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước chúa chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu. Không khí ở đây vô cùng huyên náo, rộn ràng.

Được biết, mỗi năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai “vua, chúa” và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Tất cả phải khỏe mạnh; còn đủ song toàn cụ ông, cụ bà; có đức độ và có uy tín trong dân chúng.

Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm. Cuối đường, chúa được rước vào đền Sái nằm trên một gò đất cao. Vua cùng 4 vị quan đi thẳng vào đền Thượng để làm ghi lễ. Đây là một trong những lễ hội vui, thú vị và mang nhiều nét truyền thống được mong chờ nhất nhì ở vùng Đông Anh.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận:

Trước khi màn rước “Vua” là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Ảnh: Tường Bách.

Đoàn rước kiệu bị người dân bao quanh. Ảnh: Thế Việt.

Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu “chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Ảnh: Tường Bách.

Ảnh: Thế Việt.

Chúa tung tiền lộc ban thưởng cho nhân dân trong ngày lễ hội của làng.  Ảnh: Thế Việt.

Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai “vua, chúa” và 4 vị quan tứ trụ triều đình.

Bốn vị “quan tứ trụ triều đình” gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.

Ảnh: Thế Việt.

Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, “vua” phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút. Ảnh: Thế Việt.

Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước vua giả và chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người tham dự.

Ngoài người dân địa phương còn có cả du khách nơi khác đổ về. Ảnh: Tường Bách.

Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quan yên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống, “chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên bái vọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình, chùa. Ảnh: Thế Việt.

Theo tục lệ của làng, những người được chọn vào vai vua thường trên 70 tuổi, người đóng vai chúa là 70 tuổi. Ảnh: Tường Bách.

Hàng trăm trai tráng khẻo mạnh sẽ nhận nhiệm vụ khênh kiệu. Ảnh: Thế Việt.

Kết thúc lễ rước, tất cả đến đền Sái làm lễ.

Dọc đường đi vua, chúa được che võng lọng.

Chuẩn bị hạ kiệu ở sân đình. Ảnh: Tường Bách.

Vua chúa, quan tứ trụ triều đình vào đền làm lễ. Ảnh: Thế Việt.

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.

Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.

Vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn Thụy Lôi lại họp bầu chọn người ngự ghế Vua, Chúa trò (còn gọi là Thanh Giang Sứ) và bốn vị quan: Quan Thự Vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ.

 

(saostar)

Related Posts