Ngoại trưởng Hà Lan mất chức vì bịa lời Tổng thống Putin

BVD – Vì ác cảm với tài năng của Tổng thống Putin, giới chính trị phương Tây quyết tìm cách làm hại nước Nga, khiến nhà lãnh đạo phải mang nhiều nỗi oan…

Ngoại trưởng Hà Lan phải ra đi vì bịa đặt về Tổng thống Putin

Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Hà Lan Halbe Zijlstra đã phải từ chức vào hôm 13/2, một ngày sau khi ông thừa nhận đã bịa đặt về việc từng nghe thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về kế hoạch tạo ra “một nước Nga vĩ đại hơn” vào năm 2006.

Ngoại trưởng Zijlstra thừa nhận rằng, năm 2016, ông đã nói dối về việc tham dự một cuộc họp vào năm 2006, khi đó Tổng thống Putin đã tiết lộ về kế hoạch mở rộng nước Nga, mà kết quả sẽ lấn chiếm lãnh thổ các nước trong khu vực.

Ông Zijlstra cho biết, ông không có mặt trong cuộc họp mà nghe điều đó qua một nguồn tin gián tiếp, đồng thời giải thích rằng, sự việc này đã khiến ông bị mất tín nhiệm nên không thể tiếp tục giữ vai trò Ngoại trưởng Hà Lan thêm nữa.

Ngoại trưởng Hà Lan mất chức vì bịa lời Tổng thống Putin - Ảnh 1

Ngoại trưởng Hà Lan Halbe Zijlstra đã phải mất chức vì bịa đặt về Tổng thống Putin

“Chúng ta sống trong một đất nước mà sự thật là luôn là bản chất của vấn đề. Ngành ngoại giao phải đảm bảo sự trung thực với bản chất các vấn để, cả ở trong và ngoài nước. Đó là lý do tôi thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức”.

Hành động ông Zijlstra có nguy cơ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách đối ngoại của Hà Lan, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan và Nga đang ở mức thấp nhất, sau sự cố “Chuyến bay MH-17” xảy ra vào năm 2014.

Tai tiếng của Ngoại trưởng Zijlstra bị phanh phui đúng vào thời điểm Hà Lan chuẩn bị đưa ra báo cáo đầy đủ về các nghi phạm tiến hành vụ bắn rơi máy bay trên bầu trời Ukraine năm 2014, khiến 197 người thiệt mạng ấy.

Trong khi đó, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga, dự kiến ngày 14/2, Ngoại trưởng Zijlstra có chuyến công du tới Moscow, gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để bàn về quan hệ song phương Nga – Hà Lan, song chuyến đi đã bị hủy bỏ.

Tình hình rõ ràng đã trở nên nghiêm trọng và Quốc hội Hà Lan đã yêu cầu ông Zijlstra phải điều trần để giải trình cụ thể vấn đề đã bịa đặt, thậm chí cả Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng sẽ phải tham gia phiên điều trần này.

Các nhà lập pháp Hà Lan cho rằng, chính ông Rutte từ cuối tháng 1/2018 đã biết ông Zijlstra thực sự không gặp Tổng thống Putin vào năm 2006, nhưng vị Thủ tướng vẫn cố bao che thuộc cấp của mình, cho đến khi sự việc bị vỡ lở.

Như vậy, hơn một thập kỷ qua, đã có những lực lượng chính trị tại Hà Lan, thậm chí nền chính trị Hà Lan, bị tung hỏa mù bằng sự bịa đặt về chính sách của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin, từ đó thể hiện lập trường thiếu thân thiện với Moscow.

Nay thì một sự thật đã được phơi bày, liệu The Hague có thay đổi lập trường và liệu những kết luận về “Chuyến bay MH-17”, vốn bị Moscow chỉ trích là bị tác động bởi ý chí chính trị có được sửa đổi?

Ngoại trưởng Hà Lan mất chức vì bịa lời Tổng thống Putin - Ảnh 2

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte có thể phải ôm hận vì nỗi oan của Tổng thống Putin

Điều đó thì chưa thể nhận diện, song rõ ràng trong hơn 10 năm qua, cá nhân Tổng thống Putin và chính quyền của ông đã phải mang một nỗi oan, mà không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của nước Nga.

Còn bao nhiêu nỗi oan của Tổng thống Putin chưa được giải oan?

Sau khi sự cố ngoại giao “Bịa đặt về Putin” bị vỡ lở, Đại sứ quán Nga ở Hà Lan đã ra thông cáo chỉ trích việc làm của ông Zijlstra trong quá khứ đã phát đi những hình ảnh sai lệch về nước Nga.

“Các quan chức Hà Lan liên tục đưa ra những tuyên bố vô căn cứ như vậy. Nga đang bị đổ lỗi cho việc phổ biến thông tin sai lệch. Đây không phải là một ví dụ về tin giả mạo chống lại nước Nga”.

Đặc biệt, sự cố “Bịa đặt về Putin” bị phanh phui khi tại nước Mỹ, giới chính trị truyền thống đang có những hoài nghi Kremlin tiếp tục có kế hoạch can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.

Trong khi đó, việc “yếu tố Nga” bị cho là có tác động tiêu cực vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, khiến cho kết quả của việc chuyển giao quyền lực không diễn ra theo như kỳ vọng của giới tinh hoa nước Mỹ, vẫn đang được điều tra.

Cho đến giờ phút này, tất cả các nhánh quyền lực của nước Mỹ vẫn chưa thể tìm ra cơ chế mà Tổng thống Putin đã vận dụng để can thiệp vào tình hình chính trị và tình hình nội trị nước Mỹ.

Phải chăng “can thiệp bầu cử Mỹ” là một nỗi oan của Tổng thống Putin? Theo giới phân tích, từ sự cố “Bịa đặt về Putin” bị phanh phui tại xứ sở hoa Tulip, hoàn toàn có thể nhìn nhận Tổng thống Putin cũng đang có nỗi oan tại xứ cờ hoa.

Hẳn dư luận còn nhớ, ngày 1/1/2017, The Washington Post đã có thông tin động trời về tài liệu mà tình báo Mỹ sử dụng làm chứng cứ cáo buộc Kremlin can thiệp vào đời sống chính trị Mỹ, là do một thực thể bên ngoài cung cấp.

Ngoại trưởng Hà Lan mất chức vì bịa lời Tổng thống Putin - Ảnh 3

Cố vấn cấp cao của các Tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, ông Patrick J. Buchanan cho rằng vì tài năgn xuất chúng mà Tổng thồng Putin bị ganh ghét và mang nhiều nỗi oan

“Những tài liệu mà tình báo Mỹ sử dụng làm chứng cứ là của các cựu quan chức tình báo Anh cùng những tổ chức điều tra độc lập cung cấp cho họ”, The Washington post khẳng định.

Theo tờ báo Mỹ, “giới chức Mỹ cho biết tài liệu chứng minh sự can thiệp của Nga không dựa trên dữ liệu thu được bởi các kênh truyền thống của tình báo Mỹ, mà là tài liệu của tổ chức điều tra độc lập Mother Jones cung cấp hồi tháng 10/2016”.

The Washington Post cho biết, những hồ sơ ấy đã được lưu hành tại Washington trong nhiều tháng trời và việc tổng hợp chỉ bắt đầu vào giữa năm 2016, rồi được bổ sung trong và sau chiến dịch tranh cử Tổng thồng Mỹ.

(BAODATVIET)

Related Posts