Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đồng ý gặp nhau, Trung Quốc có thành “người ngoài cuộc”?

BVD – Trong khi Hàn Quốc có màn trình diễn thành công khi kêu gọi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều gặp mặt vào tháng 5 tới đây, Trung Quốc có thể “cảm thấy buồn” khi Bắc Kinh như thể “kẻ ngoài cuộc”.

Tiêu điểm - Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đồng ý gặp nhau, Trung Quốc có thành 'người ngoài cuộc'?

Đàm phán 6 bên thất bại vào năm 2009 bởi sự rút lui của Triều Tiên.

Gần một thập kỷ trước, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng khi là chủ nhà tổ chức các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Nhưng giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng ý chuẩn bị có cuộc gặp mặt lịch sử nhằm xoa dịu căng thẳng, Bắc Kinh dường như chỉ đóng vai trò là người ngoài cuộc, theo New York Times.

Trong tuần này, Triều Tiên cho biết đã sẵn sàng thương lượng với Mỹ và đình chỉ các cuộc thử hạt nhân và tên lửa khi các cuộc đàm phán diễn ra – một tuyên bố được phía Trung Quốc chào đón nồng nhiệt.

Sự thay đổi lập trường đi theo hướng tích cực đầy bất ngờ của Triều Tiên được coi là một nỗ lực đáng giá từ phía Hàn Quốc – cụ thể hơn là chính quyền Tổng thống Moon Jae-in – nhân vật ngay từ khi lên nắm quyền đã có lập trường đối thoại với Triều Tiên.

Ngược lại, mọi cố gắng từ phía Bắc Kinh trong suốt thời gian qua không được đánh giá cao. Thậm chí giờ đây, vị thế của nước này còn đang bị đặt ra ngoài cuộc chơi.

Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên trở nên băng giá sau khi Bắc Kinh đi theo lời kêu gọi trừng phạt nước này của chính quyền Donald Trump.

Trung Quốc đã hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên như buộc người lao động trở về nước, hạn chế xuất khẩu dầu mỏ và cắt giảm xuất khẩu than.

Ông Trump hồi đầu tuần hoan nghênh Trung Quốc đã “rất mạnh mẽ” trong việc ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Điều này cũng đồng nghĩa với mọi tiến trình ngoại giao trong vài tháng qua giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều lâm vào bế tắc.

Có vẻ như, việc bị Seoul “giành sân khấu” trong vai trò nhà mai mối hòa đàm Mỹ-Triều, không làm cho  Bắc Kinh tiếc nuối hay quan tâm đến việc bản thân phải đóng vai trò trung tâm trong nhiệm vụ giảm leo thang vùng bán đảo.

Thay vào đó, Trung Quốc dường như sẽ hài lòng với tiến trình ngoại giao đủ khả năng trì hoãn nguy cơ bùng nổ xung đột cận kề vùng biên giới của mình – thậm chí ngay cả khi các cuộc đối thoại Mỹ-Triều không mang lại kết quả tốt đẹp, tờ New York Times bình luận.

Tiêu điểm - Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un đồng ý gặp nhau, Trung Quốc có thành 'người ngoài cuộc'? (Hình 2).

Tiến trình giảm căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đã tiến một bước rất xa, nhưng dường như nó không hề có tác động nào từ phía người láng giềng Trung Quốc.

“Ưu tiên của Trung Quốc là giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên để đàm phán có thể bắt đầu”, Yun Sun, giám đốc Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu ở Washington, nhận định. “Tuy nhiên, Trung Quốc thừa nhận không có khả năng làm được điều này. Do đó, họ chấp nhận rằng mình không cần phải đóng vai trò trung tâm”.

Dù không có vai trò gì trong các diễn biến mới nhất về vấn đề Triều Tiên, quan hệ ấm dần lên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc được coi một sự “khích lệ đủ tốt” cho Trung Quốc.

Bởi đi kèm với diễn biến trên, Bắc Kinh sẽ cảm thấy vui mừng khi sẽ có những bất đồng nảy sinh trong quan hệ liên minh Mỹ-Hàn.

Nếu các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng tiến bộ, Trung Quốc có thể sẽ từ bỏ vị trí dẫn đầu các nỗ lực hòa giải trên bán đảo và nhấn mạnh vào việc trở thành một thành viên cùng thảo luận.

“Người Trung Quốc rất hài lòng với việc Triều Tiên bất ngờ chen ngang vào liên minh Hàn Quốc và Mỹ”, bà Yun Sun nhận định. “Động thái này sẽ gây ra những bất đồng âm ỉ trong liên minh”.

“Về lâu dài, Trung Quốc sẽ muốn Mỹ thu hồi gần 30.000 binh sĩ từ Hàn Quốc, mặc dù người Trung Quốc không mong đợi điều đó sẽ xảy ra sớm. Nhưng sự bất đồng giữa Washington và Seoul là đủ để họ vui mừng”, chuyên gia này cho biết thêm.

“Một trong những lý do quan trọng đằng sau sự cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước đã đạt được sự đồng thuận rằng không có chiến tranh nào nên được phép xảy ra trên bán đảo Triều Tiên”, chuyên gia về quan hệ quốc tế Feng Zhang tại Đại học Quốc gia Australia nêu quan điểm.

“Ở đây, Trung Quốc và Hàn Quốc có một mối quan tâm chung rất giống nhau, mặc dù Trung Quốc không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán liên Triều”, chuyên gia này phân tích.

(nguoiduatin)

Related Posts