Không phải Tiger đây mới là xe tăng giúp Đức đánh bại châu Âu

BVD – Có một điều khá nghịch lý là những chiếc siêu tăng hạng nặng như Tiger hay Panther lại không phải là nhân tố giúp phát xít Đức đánh bại cả châu Âu mà lại chính những chiếc xe tăng hạng trung như Panzer IV.

Trong “cơn bão” xe tăng với chiến thuật “ Chiến tranh Chớp nhoáng” mà quân đội Đức sử dụng để chiếm Ba Lan và Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, những xe tăng Panzer III và xe tăng Panzer IV mới là xương sống của chiến thuật này. Nguồn ảnh: Stug.

Đây đều là các xe tăng hạng trung được Đức phát triển từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2, các xe tăng này đáp ứng được yêu cầu của chiến thuật Chiến tranh Chớp nhoáng đó là nhanh, hỏa lực mạnh tương đối, bọc giáp tốt và có khả năng phối hợp tốt trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.

Khả năng phối hợp tốt trên chiến trường của những lực lượng xe tăng này tới từ việc toàn bộ các xe tăng Panzer III và Panzer IV đều được trang bị điện đàm – một điều mà không mấy loại xe tăng khác trong thời kỳ này có thể làm được. Nguồn ảnh: History.

Panzer III của Đức quốc xã có trọng lượng chỉ 23 tấn, bọc thép từ 15 tới 30mm tùy từng phiên bản nhưng lại cực kỳ “lỳ đòn” vì thời gian Panzer III “làm mưa làm gió” trên chiến trường là vào giai đoạn đầu chiến tranh, khi mà vũ khí chống tăng của quân đội các nước châu Âu chưa thực sự quá đáng sợ. Nguồn ảnh: Tankeye.

Về mặt hỏa lực, Panzer III tùy từng phiên bản sẽ được trang bị pháo 3,7mm; 5mm hoặc 7,5mm. Các phiên bản của Panzer III đều được trang bị từ 2 tới 3 súng máy MG34 cỡ nòng 7,92mm. Nguồn ảnh: Muse.

Tốc độ của Panzer III vào khoảng 40 km/h khi di chuyển trên đường bằng và vào khoảng 20 km/h khi di chuyển trên đường xấu. Đây là tốc độ quá cao, gây nên nhiều vấn đề khi tác chiến với chiến thuật Chiến tranh Chớp nhoáng khi mà bộ binh Đức thường không theo kịp xe tăng và đặc biệt là hậu cần xăng dầu thậm chí cũng không “đuổi” kịp những mũi xung kích này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tiếp theo đó là Panzer IV, được thiết kế bởi tập đoàn công nghiệp nặng Krupp mà ngày nay nổi tiếng với việc thiết kế và chế tạo… thang máy. Panzer IV được ra đời từ năm 1936 và được sản xuất tổng cộng hơn 8500 chiếc trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: WW2HD.

Có trọng lượng chỉ 25 tấn nhưng xe tăng hạng trung Panzer IV lại được bọc thép lên tới 80mm ở phần trước xe, trung bình từ 20 tới 30mm ở hai bên thân và phía sau xe. Nguồn ảnh: WW2.

Chưa hết, các phiên bản Panzer IV còn được trang bị nòng pháo 7,5cm loại KwK 40 L/48. Đây là loại pháo có cỡ nòng tương đối “khủng” vào giai đoạn trước của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: WW2.

Sử dụng động cơ chạy xăng, Panzer IV có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 42 km/h khi di chuyển trên địa hình tốt và tối đa khoảng 16 km/h khi vượt địa hình. Đây cũng chính là chiếc xe tăng hạng trung được coi là hiện đại và hiệu quả bậc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Mark.

Đây cũng là loại xe tăng được Đức sản xuất rộng rãi nhất trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, khung gầm của Panzer IV được lựa chọn để phát triển nhiều loại pháo tự hành khác như Sturmgeschutz IV, Jagdpanzer IV, Wirbelwind và Brummbar. Nguồn ảnh: Global.

Điều đáng tiếc là cỡ nòng 7,5cm trên xe tăng Panzer IV là không đủ để đục xuyên qua giáp trước của xe tăng hạng nặng KV-1 của Liên Xô. Đây cũng chính là một trong những lý do mà Đức quốc xã phát triển dòng xe tăng Tiger để mang được pháo 8,8 cm nhằm đối đầu với tăng hạng nặng của Liên Xô. Đáng tiếc là hướng đi của Berlin đã sai lầm và các dòng xe tăng hạng nặng được Đức phát triển trong Chiến tranh gần như không đạt được hiệu quả như mong muốn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Xe tăng hạng trung và xe tăng hạng nặng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Related Posts