Cục chống tham nhũng ‘bó tay’ với tài sản quan chức đứng ‘nhờ tên’

 ( N.A tổng hợp ) “Ví như bây giờ quan chức có 4, 5 cái nhà, thử hỏi có bao giờ lấy tên mình, hay vợ mình đâu? Họ toàn lấy tên những người thân cả, mà người thân làm doanh nghiệp thì ai có quyền kiểm tra, vì họ không thuộc đối tượng kê khai”, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ trao đổi bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 13/6.

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng,

Ông Phạm Trọng Đạt cho biết: Ban đầu dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có đưa quy định việc kê khai tài sản bao gồm cả một số đối tượng là người thân, như con cái, bố mẹ, anh chị em ruột, kể cả bên chồng, bên vợ và kể cả con nuôi. Nhưng nhiều cơ quan không đồng ý, cho rằng như vậy quá rộng và bây giờ dự thảo chỉ có quy định với con chưa thành niên và vợ chồng.

Theo ông việc không mở rộng phạm vi mà lại thu hẹp như vậy có thể xảy ra bất cập gì?

Thu hẹp như vậy, bây giờ tài sản mà đứng tên anh chị em, bố mẹ thì chịu. Việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản đối với người thân phải tính toán nhưng bây giờ người ta nói đối tượng kê khai nhiều quá, không kiểm soát được. Nhưng theo tôi, thật sự muốn quản lý, kiểm soát tham nhũng thì phải kê khai tài sản của cả người thân quan chức.

Bây giờ, quan chức có 4, 5 cái nhà chẳng hạn, thử hỏi có bao giờ lấy tên mình, hay vợ mình đâu? Họ toàn lấy tên những người thân cả, mà người thân làm DN thì ai có quyền kiểm tra người ta, vì họ không thuộc đối tượng kê khai.

Nghĩa là không kiểm soát được tài sản của người thân quan chức cũng là một k hở cho tham nhũng?

Đây là kẽ hở để quan chức chuyền tài sản cho người khác. Đấy là thực tế. Bây giờ biết nhiều quan chức đưa tài sản cho người khác nhưng mình không thể làm gì được, vì không có quy định. Những người được chuyển giao tài sản họ nó tôi có phải đối tượng kê khai tài sản đâu mà hỏi. Họ nói tài sản đó tôi làm ra, còn nếu tôi làm sai thì các anh bắt đi. Nhưng làm sao mà bắt được?

Người ta bảo đối tượng kê khai như vậy thì nhiều quá, không kiểm soát được. Hơn nữa họ cũng bảo mở rộng như thế làm hưởng đến quyền tự do về tài sản.

Ông thấy các lý do này có hợp lý không?

Lý giải thế cũng hợp lý nhưng đứng một khía cạnh nào đó về mặt phòng chống tham nhũng, đã là quan chức thì phải chấp nhận những ràng buộc như thế thì mới làm quan chức, không thì thôi. Cái lý nó phải thế. Nhưng có quá nhiều ý kiến nên ban soạn thảo làm sao bảo vệ được.

Nếu ban soạn thảo bảo vệ được thì đã không quy định đánh thuế 45% tài sản không rõ nguồn gốc, mà đã là tài sản không chứng mình được nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu luôn. Quản lý của mình nhiều cái không hợp lý lắm, khó lắm cho nên phải từng bước, làm dần dần thôi.

Về quy định đánh thuế 45% tài sản không rõ nguồn gốc cũng có khá nhiều ý kiến phản đối khi thảo luận tổ?

Có người bảo như thế là hợp pháp hoá tham nhũng nhưng không phải. Bởi vì thuế cứ thuế, phạt cứ phạt nhưng nếu cơ quan chức năng phát hiện ra tài sản này là tham nhũng vẫn khởi tố, không loại trừ trách nhiệm hình sự. Nhưng ít nhiều quy định này cũng thu được một phần nào đó dù chưa được hết.

Theo ông những quy định mới ban soạn thảo đưa ra nhưng có nhiều ý kiến không đồng tình như vậy,liệu có phải do các quy định này đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của nhiều người nên không được đồng thuận?

Cái này mình chưa có cơ sở nào để nói là đụng chạm hay không đụng chạm cả. Nhưng trong làm luật mình phải đề phòng những việc này, một mặt cũng đừng làm gì vi phạm đến các quy định khác. Còn hiện tại chưa có số liệu nào nói là tác động hay không tác động.

Cảm ơn ông.

Related Posts