Loài mãng xà vàng óng có kịch độc “tan xương nát thịt” trên đảo cấm

( N.A tổng hợp ) Loài rắn hổ này có đầu nhọn như mũi giáo và bộ da màu vàng óng của kim loại. Nơi sinh sống duy nhất của loài rắn này là hòn đảo Ilha de Queimada – còn gọi là Đảo Rắn.

Rắn hổ lục đầu giáo vàng óng (golden lancehead viper) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Loài rắn này gây ra 90% các trường hợp tử vong liên quan đến rắn cắn ở Brazil.

Loài rắn này có đầu nhọn như mũi giáo và bộ da màu vàng óng của kim loại. Nơi sinh sống duy nhất của loài rắn này là hòn đảo Ilha de Queimada – còn gọi là Đảo Rắn – cách bờ biển Sao Paolo (Brazil) 32km.

Khi bị rắn cắn, nọc độc gây ra một loạt các triệu chứng như: Phù nề, đau cục bộ, buồn nôn, nôn mửa, tụ máu, nôn và tiểu ra máu, chảy máu trong ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử cơ nặng nề.

 Hòn đảo Ilha de Queimada nguy hiểm đến nỗi chính phủ Brazil đã ra lệnh cấm người dân lại gần. Chỉ có duy nhất một số nhà khoa học được phép lên đảo để phục vụ mục đích nghiên cứu.

Hòn đảo này có diện tích 430.000 m2 cũng là nơi duy nhất có loài rắn hổ lục đầu giáo vàng óng (golden lancehead viper) cư ngụ.

Theo thống kê ở đây, cứ 1m2 có tới 5 con rắn hổ lục đầu giáo. Nhưng dù số lượng rắn có ít hơn thì bạn cũng khó tránh khỏi cái chết khi đi quá 3 bước chân.

Tương truyền rằng những người sinh sống trên đảo và cả những ai đi lạc đến hòn đảo này đều không thể trở về.

Một giả thuyết được đông đảo chấp nhận là cách đây 11.000 năm, mực nước biển đã dâng cao và chia cắt đảo Ilha de Queimada Grande khỏi Brazil, khiến những con rắn trên đảo chỉ có nguồn thức ăn hạn chế vốn là các con chim di cư.

 

Lí do tại sao loài rắn này trở nên nguy hiểm đến như vậy hiện vẫn còn là một bí ẩn.

 

Nọc độc của lũ rắn trên đảo này có uy lực gấp 5 lần nọc độc của những loài rắn khác và thậm chí có thể làm tan chảy da người.

Một vết cắn của loài rắn này chứa 7% nguy cơ tử vong đối với người. Trước khi đảo bị cấm ghé thăm đã có rất nhiều trường hợp là nạn nhân của loài bò sát đáng sợ này.

 

Related Posts