Trump không còn thể kiểm soát số phận pháp lý của mình

BVD –  Tổng thống Donald Trump có thể đã không còn kiểm soát được số phận của ông nữa, và chính điều này lý giải cho những cơn giận liên tục bùng phát trong các dòng “tweet” của ông.

Tính cách của Trump, từ chính trị đến thương trường và đời tư, luôn được tạo dựng là một người “nắm đằng chuôi”, quyết định các thương vụ, ép buộc kẻ khác phải phản ứng lại trong sự choáng váng của một sự sắp đặt đại tài.

Thế nhưng, CNN nhận định với các động thái pháp lý diễn ra trong vài ngày qua, tổng thống giờ đây ở một vị thế yếu hơn rất nhiều, đặc biệt sau thông tin gây chấn động rằng cố vấn Nhà Trắng Donald McGahn đã trải qua 30 giờ thẩm vấn với công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Cộng với đó là những lời khai nhận tội chấn động của Michael Cohen, nhân vật thân tín và là luật sư luôn đi giải quyết những sự vụ “nhạy cảm” cho Trump. Cohen có thể sẽ còn khai gì nữa liên quan tới chiến dịch của Trump, các thương vụ giao dịch hay các dòng tiền xung quanh gia đình nhà Trump?

Các cố vấn thân cận nói chưa bao giờ tổng thống Mỹ im lặng tới vậy khi nhận tin về Cohen. Thông thường, ông sẽ nổi nóng và quát mắng mỗi lần có việc gì đó khiến ông lo lắng. Lần này là một lần khác hẳn.

Tất nhiên, tổng thống đã đáp lại giới truyền thông, rất nhiều báo đang phấn khích trước thông tin về ông McGahn, bằng phương thức cố hữu của ông: tấn công Mueller trên Twitter, tấn công tiếp John Brennan, người vừa bị tước quyền tiếp cận an ninh, và lái sự chú ý qua Cục Dự trữ Liên bang.

Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng tổng thống thật tâm đang cảm thấy bất an vì ông không biết đầy đủ lời khai của McGahn, ông đã bất an suốt kỳ nghỉ cuối tuần qua và tin rằng những diễn biến mới nhất khiến ông trông yếu đi. Như thể cuộc thẩm vấn McGahn chưa đủ, tổng thống Trump vừa chịu thêm 2 đòn nặng nề khác về pháp lý đối với 2 cộng sự cũ, và ông tiếp tục phản ứng trên Twitter.

Trump khong con the kiem soat so phan phap ly cua minh hinh anh 1
Những động thái liên tiếp từ các công tố viên và bồi thẩm đoàn đối với các cộng sự và cựu cộng sự của Trump đặt tổng thống vào thế không còn kiểm soát được số phận mình. Ảnh: Reuters.

Liên tiếp những “quả bom” pháp lý

Nhận định của CNN về sự “mất kiểm soát” của tổng thống được đưa ra khi bồi thẩm đoàn vẫn chưa kết tội Manafort còn luật sư Cohen chưa nhận tội.

Không lâu sau đó, Manafort, người từng có 5 tháng lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Trump năm 2016, cuối cùng đã bị tòa án Virginia tuyên có tội đối với 8 cáo buộc về gian lận tài chính.

Tương tự, tại tòa án Manhattan ở New York, cựu luật sư riêng của Trump và gia đình là Michael Cohen nhận tội với 8 tội danh liên quan đến sai phạm quy định tài chính bầu cử năm 2016, gian lận thuế và báo cáo tài chính sai sự thật. Cohen nói rằng ông đã trả tiền cho 2 phụ nữ “theo sự chỉ đạo của một ứng viên” và sau đó luật sư của Cohen nói rằng thân chủ ông ám chỉ Tổng thống Trump, dù trong bản nhận tội không trực tiếp ghi tên Trump.

Paul Manafort và Michael Cohen là hai cái tên bị điều tra bởi công tố viên đặc biệt Robert Mueller, liên quan đến cáo buộc chiến dịch tranh cử của Donald Trump thông đồng với Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Trump khong con the kiem soat so phan phap ly cua minh hinh anh 2
Phiên tòa kết án ông Manafort ở Virginia. Tranh: Reuters.

Tổng thống có thể dọa rằng ông có thể cách chức Mueller hoặc tìm cách khác để can thiệp vào cuộc điều tra. Nhưng CNN cho rằng hậu quả của việc biến một cuộc điều tra tội phạm trở thành một cuộc điều tra chiến dịch tranh cử của tổng thống sẽ tạo ra một cuộc khủng tại Washington và những nghị sĩ Cộng hòa, luôn bật đèn xanh cho mọi điều tổng thống làm, sẽ bị buộc phải quay sang chống lại ông.

Hôm 20/8, tổng thống vẫn cân nhắc ý định làm gì đó gây sốc, hoặc ông muốn công tố viên đặc biệt, người ủng hộ và những người dân Mỹ khác nghĩ rằng ông đang toan tính điều điều gì đó gây sốc.

“Tôi quyết định đứng ra ngoài. Tôi không phải đứng ra ngoài, bạn biết đấy. Tôi có thể đi và tôi có thể làm mọi thứ, tôi có thể chạy đi nếu muốn”, tổng thống nói về cuộc điều tra của ông Mueller trong cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters.

Sau khi thông tin về ông McGahn bị tung ra, tổng thống, như thường làm, đã lên Twitter để nói rằng ông không quan tâm lời khai của McGahn vì bản thân ông không có gì để giấu diếm và bác bỏ quan điểm rằng cố vấn Nhà Trắng đã tấn công tổng thống.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng các chi tiết về độ dài và phạm vi cuộc thẩm vấn của ông McGahn với Muller cho thấy mức độ nghiêm trọng của câu chuyện.

“Tôi nghĩ rằng Nhà Trắng sẽ rất lo lắng”, nhà phân tích pháp lý của CNN Ross Garber nói.

“Ý tưởng rằng cố vấn Nhà Trắng, luật sư cao cấp cho tổng thống, đang hợp tác với các điều tra viên liên bang trong khi tổng thống, chánh văn phòng Nhà Trắng và những người xung quanh tổng thống không biết ông ấy nói gì, chuyện đó thật sự đáng lo ngại”, ông Garber nói.

Rõ ràng là những dòng “tweet” liên tục không thể quyết định được số phận của tổng thống, cả trong ngắn hạn và ở thì tương lai, nhưng đó là một vũ khí và chiến thuật thường được dùng trong chính trường để nâng đỡ một cộng sự hay hạ bệ một đối thủ.

Ngoài việc ban lệnh ân xá cho đồng sự cũ, việc có thể kéo theo các hậu quả nghiêm trọng hơn và đặt tổng thống vào thế thách thức hiến pháp, CNN cho rằng ông Trump không có nhiều lựa chọn trong tình huống này.

Vì hầu hết mọi việc sẽ phụ thuộc vào Mueller.

Thế nhưng, mặc cho những lời bình phẩm nặng nề, tuyên bố từ luật sư của tổng thống, ông Rudy Giuliani rằng Muller đang “hoảng loạn” và cả những chỉ trích từ các cộng sự tổng thống đăng trên các tờ báo thiên hữu, công tố viên đặc biệt đã không đứng lên đối đầu Trump theo cách mà ông muốn.

Và mặc cho những yêu cầu liên tục từ Giuliani muốn ông Mueller phải công bố “báo cáo”, vị công tố viên trầm lặng vẫn giữ lại cho ông tất cả những thông tin quan trọng.

Quyền lực hạn chế của tổng thống

Trong suốt sự nghiệp doanh nhân của mình, ông Trump đã là một người không ngại kiện tụng và luôn có một đội ngũ luật sư sẵn sàng đứng ra cãi cho ông. Thế nhưng, những bê bối vây quanh McGahn đã cho tổng thống thấy làm một tổng thống thì rất khác.

Nguyên nhân là vì ông McGahn, trong vai trò cố vấn Nhà Trắng, có nghĩa vụ chính không phải là hạn chế nghĩa vụ pháp lý đối với Trump mà đối với tổng thống Mỹ, điều khiến các chuyên gia tự hỏi sao tổng thống không kích hoạt đặc quyền hành pháp để trì hoãn hoặc hạn chế lời khai của McGahn.

Dù vậy, bản thân tổng thống cũng không có nhiều quyền lực trong chuyện này, vì vai trò của McGahn là luật sư của tổng thống, không phải luật sư cá nhân của ông Trump.

Trump khong con the kiem soat so phan phap ly cua minh hinh anh 3
Cố vấn Nhà Trắng Don McGahn và tổng thống trong một buổi họp. Ảnh: Reuters.

“Ông ta (McGahn) làm việc cho nước Mỹ, nên phạm vi bí mật trong các cuộc trò chuyện của ông ấy và tổng thống sẽ rất hạn chế, đặc biệt nếu chúng có liên quan đến các hành vi có thể là đối tượng điều tra hình sự”, CNN dẫn lời Paul Rosenzweig, cựu cố vấn cấp cao của công tố viên độc lập Kenneth Starr khi Starr điều tra cựu tổng thống Bill Clinton.

“Ông ấy bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối của những người Mỹ phải phục vụ nhân dân”.

Sự tức giận của tổng thống đối với sự kiềm tỏa đối với vai trò ông đang đảm nhận và cả những cấp dưới của ông từ lâu đã gây khó khăn cho mối quan hệ của Trump với Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, người mà tổng thống cho rằng đã không bảo vệ tổng thống mà chỉ thực thi bổn phận của ông ấy.

Tổng thống Trump, bất chấp sự khích lệ từ những tiếng nói ủng hộ trên Fox News rằng phiên tòa đối với Manafort không liên quan gì đến ông, đã có hàng loạt “tweet” cho thấy ông theo dõi phiên tuyên án rất sát sao. Sau phiên tòa, ông ca ngợi Manafort đã chấp nhận bản án, thay vì “thỏa thuận”, rõ ràng là ám chỉ cựu luật sư Cohen.

Trước sức ép từ các rắc rối pháp lý và sự thất vọng khi bị Nhà Trắng cũ bỏ rơi, Cohen đã chấp nhận phối hợp với cơ quan điều tra.

Thế nhưng, việc Manafort bị kết án hay Cohen thỏa hiệp với các công tố viên có thể chỉ là khởi đầu.

Không ai, kể cả tổng thống, biết đích xác ông Mueller đã biết gì về việc sa thải cựu giám đốc FBI James Comey hay những diễn biến dẫn đến sự ra đi của cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người bị truy tố sau đó hay các cáo buộc cản trợ công lý.

Trump khong con the kiem soat so phan phap ly cua minh hinh anh 4
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller vẫn âm thầm đi về, làm công việc của ông và hầu như không hé răng về những diễn biến mới. Ảnh: Reuters.

Người ta thậm chí không biết Mueller liệu có ra một “báo cáo” hay không, ông sẽ nói gì trong đó hay ông có công bố rộng rãi kết luận của mình không.

Trong khi các cộng sự của tổng thống đang ra sức biến cuộc điều tra trở thành lợi thế tranh cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ, người ta cũng không biết Mueller có truy tố thêm ai không hay, có ra trát buộc tổng thống điều trần hay có bất kỳ động thái quan trọng nào trước tháng 11 hay không.

Tất cả những điều đó khiến đội ngũ pháp lý lẫn chính trị của tổng thống bối rối khi tìm cách ứng phó.

Còn tổng thống sẽ tiếp tục “tweet”.

 

(Zing)

Related Posts