Câu chuyện thứ 1 về tính nóng và quyết liệt của ông Đỗ Mười: Xà phòng của tao đâu ?

BVD – Nhà báo Huy Thắng vốn là một phóng viên từ khi còn ở trong nước. Anh đã may mắn được đi tháp tùng ông Đỗ Mười trong nhiều chuyến công tác. Nay ông Đỗ Mười qua đời, tưởng nhớ  đến nguyên TBT Đỗ Mười, nhà báo Huy Thắng kể lại một vài kỷ niệm khi đi tháp tùng Ông. Hà Huy lược ghi.

Câu tryện 1: ” Xà phòng của ” Tao ” đâu ? ” 

Nhà báo Huy Thắng  kể:

Tôi được Ban biên tập  báo Quảng Ninh ( lúc đó ông Nguyễn Huy Trợ làm Tổng biên tập ) phân công nhiệm vụ đi theo đoàn Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng  Đỗ Mười xuống thăm Mỏ than Thống Nhất ( thuộc TCT Than Hồng Gai ). Thời điểm đó ( nếu tôi không nhần là khoảng ngày 12 tháng 11 năm 1980. Xuống đến mỏ than Thống Nhất  ông không vào văn phòng giám đốc mà chui ngay vào lò. Cán bộ mỏ trực mỏ vội vã lo mũ ủng, đèn ló và lục tục chạy trước chạy sau lo dẫn đường cho Ông đi. Ông nói với quản đốc phân xưởng : Dẫn tớ vào khu vực đào đường lò mở vỉa. Khi đến, ông hỏi anh em công nhân : mỗi tổ mỗi ngày đào được mấy mét? phải đào bao nhiêu mét dài cho 1 tấn tham ? Nghe xong ông trầm ngâm, hỏi tiếp: Các cậu lấy gỗ chống lò lấy từ đâu ? lượng tiêu hao gỗ là bao nhiêu ? Nghe xong ông bảo quản đốc: Cho tớ lên xem vỉa than ? Quản đốc báo báo lúc này đến giờ xả than xuống máng không vào được ! Ông gật đầu rồi nói: Xả đi, tớ xem than của các cậu có lẫn xỉ nhiều không ?

Vùa nói xong quản đốc ra hiệu xả than. Than từ trên cao khoảng 30-40 mét chảy theo máng sắt xuống toa goòng  chờ sẵn ở dưới như suối. Bụi than bay mù mụt, chỉ vài phút đã không còn nhìn thấy đường, mọi người và ông Đỗ Mười bị ho sặc xụa. Sợ không còn đủ không khí thở , quản đốc  phải chạy ngược máng tham đóng cửa xả. Mội người vội vã đưa Phó chủ tịch Đỗ Mười ra ngoài. Toàn người ông đen như cục than chỉ còn nhìn rõ hai con mắt và hàm răng trắng khi ông hỏi chỗ tắm ở đâu.

Ông cùng mọi người vào nhà tắm công cộng, anh quản đốc đi tìm mãi mới mượn được 1/ 4 bánh xà phòng 702  đã sử dụng còn tròn như ngón tay trỏ đưa cho ông Đỗ Mười tắm trước. Mọi người phải chờ Ông xoa xà phòng xong rồi chuyển cho người khác tắm. Tắm xong ông hỏi cán bộ mỏ: Công nhân không có xà phòng tắm à ? Anh cán bộ công đoàn nhanh nhảu trả lời: Da … đã 4 tháng nay mỏ chưa được cấp một bánh xà phòng nào  ạ !

Ông Đỗ Mười buông một câu: Xà phòng đâu ? Tôi ra lệnh xuất 4 tấn xà phòng cả tháng rồi cơ mà ! Hay nó còn nằm ở đâu ?  Thôi các cậu đi theo tớ. Chúng tôi vội vã lên xe chạy theo .

Ông lên xe ô tô đi thẳng về UBND tỉnh Quảng Ninh. Đến Cọt 8,  xe chở ông  Đỗ Mười xông thẳng vào Ủy ban bị bảo vệ chặn lại. Ông xuống xe đi bộ vào khu văn phòng. Ông nói với bảo vệ: Tôi là Mười, Đỗ Mười, các cậu gọi ngay Chủ tịch tỉnh ra đây, nhanh lên.  Thấy sắc khi  hầm hầm trên nét mặt Ông, anh em bảo vệ người chạy bộ, người quay điện thoại gọi vào văn phòng Ủy ban. Chủ Chủ Tịch tỉnh Quảng Ninh lúc đó là ông Hoành.  Ông Hoành vội vàng ra khỏi phòng họp gặp Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười.

Nhìn thấy ông Đỗ Mười, ông Hoành đã vội báo cáo ngay là đang chủ trì cuộc họp của UB. Ông Đỗ Mười như không nghe thấy lời ông Hoành, ông  xấn đến cầm tai  ( bẹo tai ) của ông Hoành, Chủ tịch tỉnh keo đi:  Xà phòng của  tao đâu ? Xà phòng của tao đâu ? Xà phòng tao cấp cho công nhân mỏ đâu ?  Nó nằm ở đâu mà đến giờ  ngày công nhân mỏ vẫn không có xà phòng để tắm ?

Ông Hoành vừa đỡ tai cho khỏi đau vừa báo cáo : Thưa anh, chậm trễ  là vì số lượng xà phòng quá  ít mà công nhân mỏ thì quá đông , tính ra mỗi người chưa được 1/2 bánh nên còn phải họp bàn cách phân phối … ạ !

Ông Đỗ Mười gạt phắc, họp gì, bàn gì mà  cả tháng không xong, mở kho ra tao   kiểm tra, mất bánh nào chết với  tao  !

Chủ Tịch tỉnh Hoành lên xe chung với ông Đỗ Mười đi kiểm tra kho. May mà số lượng xà phòng vẫn còn y nguyên. Nhưng không may cho ông Giám đốc  Cty công nghệ phẩm lúc đó vì đã 10 giờ sáng mà vẫn chưa đến mở cửa phòng làm việc. Ông Đỗ Mười ra lệnh đuổi. Ông nói với Chủ tịch tỉnh:

đuổi, đuổi ngay ! không có loại cán bộ mà 10 giờ chưa đến làm việc thì xà phòng bao giờ mới đến tay công nhân ?

Vâng lúc đó là thế, đời sống quá thiếu thốn khó khăn, đến bánh xà phòng cho công nhân mỏ cũng phải đến Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng  can thiệp. Nhưng đó cũng là tính cách của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười ! Người mà tôi kính phục về sự sâu sát và hết lòng vì nhân dân.

 

Hà Huy ( lược ghi ) 

( Xin các bạn tiếp tục theo dõi câu truyện thứ 2: ”  ) 

 

 

Related Posts