NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP MỚI NHẤT VỀ BÃI TƯ CHÍNH CỦA VIỆT NAM

BVD- Theo bách khoa toàn thư WIKIPEDIA ; Bãi Tư Chính hay bãi cạn Tư Chính, bãi ngầm Tư Chính (tiếng AnhVanguard Banktiếng Trung万安滩bính âmWànān tānHán-ViệtVạn An than) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông. Tại đây Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

 

Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa. Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía nam tây nam. Bãi này nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, cách lộ trình Hồng Kông – Singapore 60 hải lý về hướng đông nam.[2][3] Bãi dài 63 km, rộng 11 km.[4] Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km².[3] Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.[2]

Về mặt hành chính, bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Người ta lắp đặt cấu trúc thép gọi là nhà giàn DK1 kể từ năm 1989. Về sau, mẫu nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu.[5] Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động:

  • Nhà giàn DK1/11 (tức nhà giàn Tư Chính C hay Tư Chính 3): hoàn thành 5 tháng 5 năm 1994.
  • Nhà giàn DK1/12 (tức nhà giàn Tư Chính D hay Tư Chính 4): hoàn thành 8 tháng 8 năm 1994.
  • Nhà giàn DK1/14 (tức nhà giàn Tư Chính E hay Tư Chính 5): hoàn thành 20 tháng 4 năm 1995.

Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.[6]

Nhà giàn Dk1-17 của Việt Nam , do Tiểu đoàn DK1 đồn trú bảo vệ vùng biển của Việt Nam ( ảnh Huy Thắng )

TÌNH HÌNH BÃI TƯ CHÍNH NÓNG LÊN

Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post – SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.

Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.

VIỆT NAM PHẢN ỨNG GÌ ?

Cũng theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng : Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Điều đáng nói là Trung Quốc đưa Haiyang Dizhi 8 ( HD8 ) trong lúc bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc hội Việt Nam đang thăm Trung Quốc . Phải chăng đây là sự tính toán cố tình gây sức ép ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam .

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu tịch Quốc hội VN và Chủ tịch Tập Cận Bình – Trung Quốc

 

Về nguyên nhân sâu xa, độc chiếm biển Đông là khát vọng tham lam của Trung Quốc. Biển Đông là một biển liên quan đến nhiều quốc gia, thế nhưng Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố phi lý rằng, 90% diện tích biển Đông là của Trung Quốc, và là chủ quyền của Trung Quốc từ thời thượng cổ. Và Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế đã đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, và đánh chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Cho tàu Haiyang Dizhi vào thăm dò địa chấn tại bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa của Việt Nam là hành động coi thường luật pháp quốc tế và ngang ngược của Trung Quốc.

Cón có một nguyên nhân khác, Trung Quốc đưa tàu chiến hộ tống tàu Haiyang Dizhi hoạt động thăm dò địa chấn tại Bãi Tư Chính nhằm ngăn cản, hoặc ít nhất làm chậm tiến độ Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) hạ đặt một chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn tại bãi Tư Chính, Lô 39&40/2  để thiết lập một giàn khoan dầu khí. Dự án này không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam. Chính vì vậy, phía Trung Quốc rất tức tối, và họ đã đưa tàu Haiyang Dizhi vào hoạt động tại bãi Tư Chính với ngầm ý đây là một khu vực đang tranh chấp, không bên nào được phép khai thác tài nguyên cả. Trên thực tế, bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nên không phải là vùng tranh chấp. Bất chấp thái độ của Trung Quốc, PVN sẽ tiến hành hạ đặt chân đế giàn khoan nặng 14000 tấn đúng tiến độ, đúng lịch trình không chỉ vì hiệu quả kinh tế mà còn khẳng định chủ quyền.

TT Nguyễn Xuân Phúc thăm Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên tàu Kiểm ngư ( ảnh TTXVN )

Cũng trong thời gian và tình hình căng thẳng ở Bãi Tư Chính, TT Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi  làm việc với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Tại đây, TT Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với cán bộ chiến sĩ đang làm việc trên các tàu Kiểm ngư ngoài khơi, khu vực Bãi Tư Chính.

Rõ ràng, dù Việt Nam không làm ầm ĩ trên các báo chí nhưng chính phủ Việt Nam đã có hành động cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc .

Theo thông tin chúng tôi được biết, căng thẳng Bãi Tư Chính đã giảm xuống sau khi Cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền và tầu Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 14/07/ 2019 .

Cũng theo nguồn tin từ Việt Nam, dự án dầu khí này nằm trong dự án Biển Đông có sự tham gia của hai tập đoàn hùng mạnh của Nhật Bản là Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo. Với sự hiện diện của hai tập đoàn hùng mạnh Nhật Bản, Trung Quốc sẽ không dám có những động thô bạo.

Huy Thắng, biên tập 

Related Posts