Ngắm “cánh én” MIG 17 gắn liền với huyền thoại Anh hùng Nguyễn Văn Bảy

BVD – “Nhỏ bé”, trang bị hỏa lực kém xa những dòng tiêm kích hiện đại của không quân Mỹ, nhưng dưới sự điều khiển của các phi công Việt Nam, MIG 17 vẫn tạo ra những kỳ tích huyền thoại. Nổi bật nhất là chiến công bắn rơi 7 máy bay Mỹ của Anh hùng Đại tá Nguyễn Văn Bảy – người vừa qua đời ở tuổi 84.

“Lỗi thời”, lạc hậu nhưng những chiếc MIG 17 khi được điều khiển bởi các phi công Việt Nam, nó đã tạo những kỳ tích oanh liệt. Trong những trang sử nổi bật của không quân Việt Nam, chiến công bắn rơi 7 máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất của Mỹ do Anh hùng Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy (tức Bảy A) lập công khiến nhiều người khâm phục.
MIG-17 (hiện đã bị loại biên và chỉ còn trong các bảo tàng-PV) giống như một phiên bản nâng cấp của MIG-15. Tiêm kích MIG-17 được thiết kế để khắc phục các điểm yếu của dòng tiêm kích MIG-15 khi bay ở tốc độ lớn, dòng tiêm kích Xô viết đầu tiên có động cơ tăng tốc vượt hạn.
Tiêm kích MIG-17 được Liên Xô sản xuất hàng loạt từ năm 1951. Điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng: 45° độ gần thân chính, và 42° so với phần bên ngoài của cánh. Nó cũng dùng động cơ VK-1 và những phần khác hoàn toàn tương đương.
Cánh và đuôi của máy bay MIG này được thiết kế lại để tăng tính ổn định cho máy bay và khả năng điều khiển máy bay dễ dàng ở tốc độ nhanh gần Mach 1 (tốc độ âm thanh).
Động cơ MIG-17 là động cơ phản lực turbo gắn bên trong thân máy bay và lấy không khí từ mũi máy bay.
Tốc độ tối đa của MIG 17 là 1.120km/h, trần bay là 15,8km, một tốc độ khá chậm nếu so với các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại của Mỹ thời đó như Con ma F4 hay Thần sấm F105.
Tiêm kích MIG-17 có thể được dùng làm máy bay chiến đấu-ném bom, nhưng trọng lượng bom mang theo hạn chế.

Tuy vậy với những máy bay cũ này, các phi công Việt Nam vẫn thực hiện được những trận đánh oanh liệt vào năm 1972, khi  làm bị thương và hư hỏng nặng một tàu chiến Mỹ đang bắn phá ngoài khơi Đồng Hới, Quảng Bình.

MIG-17 của Không quân Việt Nam hiện giờ đã được cho “”nghỉ hưu”, một số yên vị trong bảo tàng (Bảo tàng Không quan tại phố Trường Chinh – Hà Nội), nhưng những chiến công oanh liệt mà chúng lập được cùng thế hệ cha anh như huyền thoại Nguyễn Văn Bảy thì vẫn còn sống mãi.

Có một điều ít người biết rằng, trong Không quân Nhân dân Việt Nam thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ có hai phi công chiến đấu lái loại MIG-17 đều có tên là Nguyễn Văn Bảy. Để phân biệt người ta thường gọi là Bảy A và Bảy B.

 

Ít người biết rằng trong Không Quân Nhân Dân Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, có hai phi công chiến đấu cùng lái loại MIG 17 và đều có tên là Nguyễn Văn Bảy.Ông Nguyễn Văn Bảy B quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu. Ông Bảy B cùng với phi công Lê Xuân Dị tham gia trận đánh nổi tiếng tại Đồng Hới, Quảng Bình. Trận đánh mà theo nhiều sử gia trên thế giới ghi nhận, đây là lần đầu tiên chiến hạm Mỹ bị ném bom sau Thế chiến II.

Chiếc MIG-17 mang số hiệu 2047 tại Bảo tàng Phòng không-Không quân hiện nay chính là một trong 2 chiếc máy bay tham gia trận đánh này. Ông Bảy B hi sinh trên bầu trời Thanh Hóa. Năm 1994, ông Bảy B được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong khi đó, Anh hùng Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy (tức Bảy A) sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) là một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp “Ách” trong kháng chiến chống Mỹ, với thành tích lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay các loại của Mỹ.

Ông cũng là phi công MIG-17 bắn rơi nhiều máy bay nhất. Ông Bảy A từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

(Infonet)

Related Posts