Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức gặp mặt giao lưu báo chí cộng đồng nhân dịp đầu Xuân 2020

BVD – Nhân dịp đầu Xuân, Năm Mới 2020,  Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đã có buổi mặt giao lưu với các nhà báo làm công tác báo chí cộng đồng . Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt giao lưu với những người làm báo một cách rộng rãi. Đến dự có khá đông đủ các gương mặt những người làm báo, như các nhà báo: Huy Thắng, Quỳnh Nga, Thế Sáng, Quang Chí, Phạm Mạnh Cường, Lương Cường, Thu Hà, Hùng Lý, Nguyễn Sĩ Phương, Nguyễn Như Phương và các phóng viên của Phân xã TTXVN thường trú tại CHLB Đức. 

Đại sứ Nguyễn Minh Vũ và cán bộ Đại sứ quán chụp ảnh chung với các nhà báo ( ảnh PV )

Thay mặt cơ quan đại diện Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn nước CHXHCN Việt Nam , Tiến sĩ Nguyễn Minh Vũ đã thân mật tiếp các nhà báo. Đại sứ tỏ lời cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của báo chí cộng đồng nói chung và các nhà báo nói riêng trong thời gian qua đã tích cực  làm tốt công tác truyền thông.

Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đã thông báo tóm tắt một số tình tình về công tác hoạt động cộng đồng; những tiến bộ mới trong công tác ngoại giao Việt Nam và Đức. Đại sứ đề nghị các nhà báo nỗ lực hơn  nữa để làm tốt công tác truyền thông trong năm 2020, với hàng loạt các hoạt động nhằm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và CHLB Đức .

Trong giao lưu, các nhà báo:  Nguyễn Sĩ Phương, Phạm Mạnh Cường, Thế Sáng, Huy Thắng, Quỳnh Nga, Lương Cường, Hùng Lý,… đã nêu lên những trăn trở về sự thăng trầm, khó khăn và mong muốn của những người làm báo cộng đồng.

 

 

 

 

Tôi đã xuất bản báo giấy Thời báo Việt Đức, số lượng phát hành cao. Nhưng báo mạng phát triển, chiếm mất thị trường báo giấy, tôi phải chuyển sang báo điện tử Tư Vấn Net (www.tuvannet.de), để tư vấn pháp lý, những điều cần thiết, cập nhật cho cộng đồng.

2.3- Lý do: Cộng đồng, độc giả chín người mười ý. Khi ngồi đàm đạo chia sẻ cùng nhau thì có thể bộc bạch thoải mái. Nhưng đưa lên báo, nếu không cẩn thận (mặc dù đúng theo mình nghĩ) vẫn có thể bị độc giả suy diễn, đánh giá theo ý họ mà mình không biết và cũng không thể giải thích được như khi ngồi chia sẻ tâm tư cùng nhau.

 

Nhà báo Nguyễn Sĩ Phương: Đã bao lâu rồi chúng tôi mong đợi có một cuộc gặp mặt của các nhà báo với Đại sứ quán để các nhà báo được nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình. Với tôi, nguyên là Tổng biên tập tập san Việt-Đức, ngày ấy là làm ăn phát đạt, làm báo là làm kinh tế, doanh thu có tới cả trăm ngàn € năm, nhưng báo mạng ra đời nó đập tan, phá sản. Giờ tôi lập tờ TUVAN.NET, để tư vấn pháp lý, những điều cần thiết cho cộng đồng. 

Nhà báo Thế Sáng ( hàng đầu ) : … mong muốn của tôi là có một tờ báo chung của cộng đồng để các nhà báo có thể viết bài, đăng ảnh lên đó. Và  nhà báo hoạt động phải có nhuận bút thì mới kích thích hoạt động, sáng tạo. 

Nhà báo Huy Thắng ( ngồi đầu ):  Báo chí là quyền lực thứ 4, nhưng đó là ở trong nước, còn ở đây chỉ là tiếng nói , phản ánh hoạt động  phục vụ cộng đồng. Vì thế đòi hỏi nhà báo hoạt động vì cộng đồng. Nhìn lại ta thấy, các nhà báo hoạt động trong thời gian vừa qua là chỉ bằng sự nhiệt tình nên báo chí cộng đồng bị lắng xuống, còn rất ít tờ báo hoạt động ( trên thực tế chỉ còn Viet-Bao.de và Baovietduc.de hoạt động thường xuyên ) . Để hỗ trợ các nhà báo ở Berlin vừa qua có thành lập CLB báo chí nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động, trong thời gian tới rất mong được sự ủng hộ, giúp đỡ của Đại sứ quán và các doanh nghiệp, hội đoàn, …

 

Nhà báo Lương Cường ( người đứng ): NguoiViet.de là tờ báo mạng ra đời sớm nhất, có lượng bạn đọc lớn. Theo tôi, làm báo phải có ý kiến trái chiều mới có bạn đọc. Mà nói trái chiều thì lãnh đạo không thích, bị chặn, cụ thể, bạn đọc ở Việt Nam  không vào xem được NguoiViet.de, nên gần đây, cùng với một số lý do cá nhân tôi ít đăng bài, …

Nhà báo Quang Chí ( bên trái cùng ): … hết thế hệ làm báo này thì ai sẽ là người kế tiếp làm báo cộng đồng ? Vì thế hệ trẻ họ không ” hy sinh ” cống hiến như  lớp người đi trước chúng ta. Câu hỏi đấy mọi người phải suy nghĩ ?

 

Nhà báo Hùng Lý ( giữa ) : Không nhất thiết một sự kiện có mặt đầy đủ các nhà báo, nếu trong chúng ta có sự phân công, chỉ cầm một nhà báo đến tác nghiệp sau đó chia sẻ bài, ảnh cho các báo khác là đủ…

 

Nhà báo Quỳnh Nga (TBT Việt-Báo): Mỗi báo có nét riêng, không báo nào giống báo nào. Để hoạt động, tôi phải gác bỏ mọi suy tính về kinh tế, mặc dù rất khó khăn.  Có ngày tôi chạy sô 3, 4 sự kiện, đêm về lại thức để viết bài, post ảnh, … nếu không nhiệt tình, không đam mê không ai làm được. Vất vả là thế, nhưng ít ai, rất ít hội đoàn nào quan tâm đến đời sống người làm báo ? 

Như thống hiểu tâm tư nguyện vọng của các nhà báo, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đưa ra một số giải pháp và động viên các nhà báo tiếp tục hoạt động vì một cộng đồng đoàn kết, lớn mạnh góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai Nhà nước, hai dân tộc Việt Nam và Đức.

Bài và ảnh : Huy Thắng 

 

 

 

Related Posts