Bản tin cuối ngày 06/05/2020: Thế giới, tổng số ca nhiếm: 3.795.591; hiện đang điều trị: 2.253.450; khỏi bệnh: 1.279.400; tử vong : 262.741 ca; Bà Merkel: hài lòng vượt qua đợt đầu

BVD – Thế giới: Tổng số ca nhiễm: 3.795.591, hiện đang dương tính: 2.253.450; đã điều trị khỏi bệnh: 1.279.400; tử vong : 262.741 ca. 
Mỹ: Tổng ca nhiễm : 1,254,858, tăng +17,225; tử vong : 74,014, tăng +1,743; đã phục hồi : 205,215 người. 
  • Tây Ban Nha: Tổng số ca nhiễm: 253,682, tăng +3,121; tử vong : 25,857, tăng +244, đã có 159,359 người phục hồi sức khoẻ.
  • Italy: Tổng số ca nhiễm: 214,457, tăng +1,444, tử vong: 29,684, tăng +369, hồi phục sức khoẻ: 93,245
  • Anh: Tổng ca nhiễm: 201,101, tăng +6,111, tử vong : 30,076, tăng +649 người.
  • Pháp. Tổng số ca nhiễm: 174,191,. tăng +3,640; tử vong: 25,809, tăng +278, phục hồi 53,972 ca
  • Đức: Tổng số ca nhiễm đên 21h, ngày 06/05/20: 167,817 ca, tăng +810; Tử vong : 7,225 ca, tăng +232, hồi phục :137,696
  • Nga: Trong 4 ngày liên tiếp mỗi ngày có trên 10.000 ca nhiễm, nâng tổng số đén ngày 06/05 là : 165,929, đứng thứ 7 trên thế giới, tử vong 1,537, tăng +86 người chết trong 24 giờ qua; số người hồi phục còn rất ít, nới có 21,327 người.

  TIN NƯỚC ĐỨC

Đến 22 giờ ngày 6-5, Nước Đức có 167.575 ca bệnh . Có 137.696 người khỏi, chiếm 82,16% và 7.190 người tử vong, chiếm 4,29%. Hiện nay chỉ còn 22.689 ca bệnh. 

NTV đưa tin: Thủ tướng Đức Merkel nói: “Giai đoạn đầu” của đại dịch đã vượt qua, nhưng thận trọng vẫn là quan trọng. 

  Thủ tướng Đức Merkel nói : “Giai đoạn đầu” của đại dịch vượt qua, nhưng thận trọng vẫn còn quan trọng. Thủ tướng nói về những con số “vừa lòng” . Đức đã vượt qua giai đoạn đại dịch đầu tiên. Merkel nói về việc nới lỏng các biện pháp đầu tiên, nhưng đồng thời cảnh báo rằng điều quan trọng là phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
Các nhiễm trùng mới hàng ngày trên toàn quốc đôi khi chỉ trong phạm vi ba chữ số, Merkel nói. Các con số là “rất hài lòng”. Trong khi đó, một điểm đã đạt được đó là sự lây lan của virus đã chậm lại. Đồng thời, hệ thống y tế có thể được đảm bảo không quá tải. Điều này có thể đã đạt được bởi vì công dân có ý thức trách nhiệm trong thời gian dịch Covid-19. Họ đã chấp nhận các hạn chế và do đó đã cứu sống người khác. Thủ tướng Angela Merkel nói.
 TẠI BERLIN : 

Ngày hôm nay thứ Tư, số ca nhiễm mới là 57 ca, nâng số mắc bệnh Covid-19 lên 6.143 người .
Số người được chữa khỏi bệnh là 5.296 nên số người đang mắc bệnh là 685 .
Hiện có 495 người cách ly và điều trị trong các bệnh viện và trong đó có 141 ca phải chăm sóc đặc biệt .
Hôm nay có thêm 3 ca tử vong, nâng số người chết là 162 .
Các bệnh nhân đã chết được phân loại theo các nhóm tuổi như sau: có 2 trong số những người đã chết là 40 đến 49 tuổi, 10 người từ 50 – 59 tuổi, 19 người từ 60 – 69 tuổi, 37 người từ 70 đến 79 tuổi và 94 nguời đã chết tư 80 tuổi trở lên. Tuổi trung bình của người chết do Covid là 81.

TIN VIỆT NAM

Tổng số ca nhiễm: 271, đang tiếp tục điều trị: 39, đã điều trị khỏi: 232, tử vong : 0

Việt Nam tặng Pháp hơn 250.000 khẩu trang

Các tổ chức, nhà tài trợ đại diện cho các lĩnh vực hợp tác Việt – Pháp tại Việt Nam quyên góp hơn 250.000 khẩu trang cho Pháp.

Chuyến bay miễn phí của Vietnam Airlines đưa lô hàng đến Paris hạ cánh ngày 5/5. Các nhà tài trợ khẩu trang gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Hội Hữu nghị Việt – Pháp, Đại học Y Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hiệp hội Cựu sinh và Pháp ngữ, tỉnh Yên Bái, Hiệp hội Y bác sĩ nội trú của Hà Nội từng đến Pháp và một số doanh nghiệp, theo thông cáo báo chí của sứ quán Pháp.

Lô khẩu trang được đưa sang Pháp ngày 5/5. Ảnh: ĐSQ Pháp.

Lô khẩu trang được đưa sang Pháp ngày 5/5. Ảnh: ĐSQ Pháp.

“Đại sứ quán Pháp xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ, các tác nhân đã giúp vận chuyển nhanh chóng lô khẩu trang về Pháp và phân phát đến những người đang cần nhất”, thông cáo có đoạn viết. “Lô hàng viện trợ này là minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Pháp: tức thì, hào phóng và đoàn kết sâu rộng”.

 Tranh cãi về kết quả ‘miễn dịch cộng đồng’ Thụy Điển

Thụy Điển tự tin đã khống chế thành công Covid-19 mà không cần áp phong tỏa, nhưng chuyên gia cho rằng còn quá sớm để lạc quan như vậy.

Nhà hàng, quán bar, quán cà phê vẫn mở cửa. Trẻ em vẫn chơi bóng tại công viên và các nhóm thanh niên vẫn thoải mái tụ tập, tổ chức picnic trên bãi cỏ.

Trong cuộc chiến với Covid-19, Thụy Điển chọn cho mình một con đường riêng. Họ không áp lệnh phong tỏa quyết liệt như hầu hết quốc gia khác, thay vào đó là một chiến lược chống dịch “mềm mỏng”. Stockholm muốn vượt qua khủng hoảng với một nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường. Họ đặt niềm tin vào ý thức tự giác và trách nhiệm của người dân thay vì chế tài mang tính bắt buộc.

Người dân Thụy Điển đạp xe trên phố Gotgatan, thủ đô Stockholm, hồi tháng 4. Ảnh: NYTimes.

Người dân Thụy Điển đạp xe trên phố Gotgatan, thủ đô Stockholm, hồi tháng 4. Ảnh: NYTimes.

Pompeo: ‘Trung Quốc lẽ ra ngăn được hàng trăm nghìn người chết’

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc che giấu thông tin quan trọng về Covid-19, khiến nhiều người trên toàn cầu tử vong.

Ngoại trưởng Mike Pompeo họp báo tại Washington ngày 6/5. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mike Pompeo họp báo tại Washington ngày 6/5. Ảnh: Reuters.

Pompeo cho rằng Trung Quốc vẫn giấu các mẫu virus mà ông nói là “cần thiết cho công tác nghiên cứu vaccine toàn cầu”, đồng thời bác bỏ lập luận rằng Washington không công bằng với Bắc Kinh. “Họ tiếp tục mập mờ, từ chối cho truy cập thông tin quan trọng mà các nhà nghiên cứu hay dịch tễ học của chúng tôi cần”, ông nói thêm.

“Mọi người nói Mỹ bắt nạt Trung Quốc. Thực tế, chúng tôi chỉ yêu cầu họ thực hiện những gì chúng tôi yêu cầu ở mọi quốc gia: minh bạch, cởi mở, là đối tác đáng tin cậy, làm đúng những điều họ nói. Trung Quốc đã nói rằng họ muốn hợp tác. Hợp tác thì phải hành động”.

Về nguồn gốc của virus Sars – Cov2, Ô. Pompeo nói ở Washington: “Chúng tôi không có gì chắc chắn liệu nó bắt đầu trong phòng thí nghiệm hay ở nơi khác. Nhưng có bằng chứng “đáng kể” cho thấy phòng thí nghiệm là điểm khởi đầu của đại dịch.

Trung Quốc nêu điều kiện điều tra nguồn gốc nCoV

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết nước này sẽ không mời chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc nCoV cho đến khi đảm bảo “chiến thắng cuối cùng”.   

WHO cuối tuần trước cho biết họ hy vọng được Trung Quốc mời tham gia điều tra về nguồn gốc động vật của nCoV, khởi phát từ thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019. Khi được hỏi về vấn đề này, đại sứ Chen Xu hôm nay trả lời trong một cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva: “Ưu tiên hàng đầu hiện giờ là tập trung vào cuộc chiến chống lại đại dịch cho đến khi chúng tôi giành chiến thắng cuối cùng”.

“Chúng tôi cần tập trung vào đúng vấn đề và phân bổ nguồn lực phù hợp. Chúng tôi không ngại bất kỳ loại điều tra hay đánh giá nào vì chúng có thể hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng trong tương lai”, ông nói thêm.

Nhân viên phòng dịch đo thân nhiệt người dân ở Tuy Phân Hà, Trung Quốc ngày 1/5. Ảnh: AFP.

Nhân viên phòng dịch đo thân nhiệt người dân ở Tuy Phân Hà, Trung Quốc ngày 1/5. Ảnh: AFP.

“Chúng tôi cần phải chạy đua với thời gian để cứu nhiều người nhất có thể. Về việc chúng tôi có mời WHO hay không và khi nào, chúng tôi cần có ưu tiên phù hợp vào thời điểm này và cũng cần bầu không khí thích hợp”, đại sứ cho hay.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc ‘ngang ngược’ ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc hành xử ngang ngược ở Biển Đông trong lúc cả thế giới nỗ lực chống lại Covid-19.

“Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tàu hải quân Philippines đến đâm chìm tàu cá Việt Nam và đe dọa các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc hôm 5/5.

 Hà Huy,  biên tập

Related Posts