BVD – BẢN TIN THỜI SỰ CUỐI NGÀY, 24/05/2020: Thế giới : 5.471.145 ca nhiễm, tăng 73.195 ca ; trong đó có 2.88.637 ca đã hồi phục và 345.979 người tử vong. 




BẢN TIN CUỐI NGÀY 24/05/2020

Thế giới : đến 22h, ngày 24.05.20, toàn cầu có: 5.471.145 ca nhiễm, tăng 73.195 ca ; trong đó có 2. 288.637 ca đã hồi phục và 345.979 người tử vong. 

 

Quốc gia                      Ca nhiễm       Tử vong

Châu Âu

1,896,769

169,505

Bắc Mỹ

1,855,812

113,474

Mỹ

1.680.378

99-123

Châu Á

945,403

27,192

Nam Mỹ

607,017

30,752

Brazil

354.460

22.412

Nga

344.481

3.541

Tây Ban Nha

282.852

28.752

Anh

259.559

36.793

Italy

229.858

32.785

Pháp

182,469

28,332

Đức

180.250

8.371

Thổ Nhĩ Kỳ

156.827

4,340

 

VIỆT NAM:

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay đã tròn 38 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tuy vậy, có 01 ca là người Việt từ Nga trở về trên chuyến bay VN0062 ngày 13/5 , được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 325 ca, trong đó có 267 ca đã lành bệnh, 58 ca đang điều trị.

Bệnh nhân số 91, phi công người Anh vẫn hôn mê.

Theo thông tin từ Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tiên lượng bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh mắc COVID-19 còn nặng vì phụ thuộc gần hoàn toàn vào hệ thống ECMO, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được.

ĐỨC :  Nước Đức chỉ có 181 ca bệnh mới và thêm 5 ng chết . Tổng số ca nhiễm Covid-19 tinh đến 22h, 24/05/2020 là: 180.250 ca nhiễm, và 8.371 ca tử vong. Hiện còn lại 11.496  người đang được tiếp tục điều trị và cách ly. 

TIN TRUNG QUỐC

 Ngày 22-5, tại kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa XIII,

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đọc báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc, trong đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đưa ra mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020. 

Nhưng thông qua chi tiêu ngân sách quốc phòng, tăng 6,6% so với năm 2019.

Điều đó càng dấy lên lo ngại Trung Quốc ngày càng tăng cường trang bị vũ khí và hoạt động quân sự nhằm lấn chiếm Biển Đông và bắt nạt các nước bé nhỏ hơn,…

Đặc biệt là dự luật an ninh đối với Hongkong.

Nhiều nước quan ngại dự luật an ninh Hong Kong

Canada bày tỏ lo ngại, Anh, EU,… yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự trị Hong Kong trong khi Nhà Trắng cảnh báo kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nếu Trung Quốc thông qua luật An ninh đối với Hongkong.

“Chúng tôi lo ngại về tình hình ở Hong Kong. Chúng tôi có 300.000 công dân đang sống ở Hong Kong và đó là một trong những nguyên nhân chúng tôi muốn đảm bảo mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ tiếp tục được duy trì ở Hong Kong”, Thủ tướngCanada Justin Trudeau hôm 22/5 cho hay.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng kêu gọi Trung Quốc đảm bảo quyền tự trị cho trung tâm tài chính toàn cầu.

MỸ -TRUNG THÊM NHIỀU CĂNG THẲNG

– Thượng viện Mỹ vừa thông qua “Đạo luật Kiểm toán các công ty cổ phần nước ngoài” nhằm tăng cường giám sát các công ty có trụ sở ở nước ngoài và trong trường hợp cần thiết có thể hủy niêm yết của các công ty này trên các sàn chứng khoán Mỹ. Trong đó có nhiều công ty TQ.

Dự luật trên cần được Hạ viện Mỹ thông qua trước khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật. 

  • Thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ – Trung.
  • Thoả thuận này được ký kết ngày 15-1-2020 đang bị đại dịch Covid- 19 làm suy yếu. Trên kênh truyền hình Fox News, ông Donald Trump từng dọa Trung Quốc phải mua hàng Mỹ nếu không sẽ chấm dứt thỏa thuận. Washington sẽ đánh thuế vào các doanh nghiệp Mỹ nếu sản xuất hàng ở nước ngoài thậm chí có thể cắt đứt giao thương với Bắc Kinh. Sau nhiều lần ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trum lại tuyên bố hiện không muốn nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

 

  • QUÂN SỰ:
  • Lầu Năm Góc “tố” các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã có những cuộc chạm trán “không an toàn” với quân đội Mỹ trên Biển Đông. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Nam Á Reed Werner tuyên bố đã có ít nhất 9 vụ va chạm đáng quan ngại liên quan tới các máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Mỹ trên các vùng trời ở khu vực Biển Đông kể từ tháng 3-2020, cũng như Bắc Kinh tiếp tục có “cách hành xử đầy mạo hiểm và leo thang”.

 

  • CHIẾN TRANH LẠNH MỚI MỸ-TRUNG
  • Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ ” đã đẩy quan hệ giữa hai nước đến bờ vực của một cuộc “ Chiến tranh Lạnh mới ”. Ngoại trưởng Trung Quốc- Vương Nghị nói với các nhà báo. Ông phàn nàn về một “virus chính trị” ở Hoa Kỳ. Danh sách ” thuyết âm mưu” chống lại Trung Quốc đang ngày càng dài hơn.
  •  

Giám đốc viện virus Vũ Hán nói chưa từng biết nCoV

Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán khẳng định viện không biết sự tồn tại của nCoV và cáo buộc virus rò rỉ từ đây là “bịa đặt”.

“Chúng tôi thậm chí không biết về sự tồn tại của virus, vì vậy làm thế nào virus có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của chúng tôi khi chúng tôi không có nó?”, bà Vương nói, thêm rằng cáo buộc virus bị lọt ra từ phòng thí nghiệm chỉ là “hoàn toàn bịa đặt”.

 

Đài Loan phát triển tên lửa hành trình có thể tấn công Trung Quốc

Theo các phương tiện truyền thông Đài Loan, hiẹn nay Đài loan sở hữu nhiều vũ khí hiện đại có nuồn gốc từ Mỹ và một số vũ khí tự sản xuất, trong đó có tên lửa hành trình đất đối không Tien Kung-3 (Thiên Cung) đã được thử nghiệm từ ngày 5 đến 23-4 tại căn cứ quân sự Pingtung, phía nam Đài Loan. Hơn nữa, phiên bản mới nhất của Tien Kung-3 lắp đặt trên tàu đã được thử nghiệm vào ngày 9 và 10-4 có thể đánh chặn tên lửa của Đại lục TQ và bắn tới nhiều căn cứ miền Trung của Trung Quốc.

 

Hàng ngàn người Hong Kong xuống đường phản đối dự luật an ninh

Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên tại Hong Kong kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, cũng là cuộc biểu tình đầu tiên kể từ lúc Trung Quốc đề xuất dự luật an ninh mới vào giữa tuần qua, bất chấp quy định giãn cách của chính quyền và cảnh sát cũng không cấp phép cho biểu tình ngày 24-5.

Cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) đã phun hơi cay vào đám đông khi người biểu tình xuống đường phản đối dự luật an ninh mới mà họ cho rằng đe dọa quyền tự trị của thành phố..

 

Hải quân Mỹ bắn thử thành công vũ khí laser hạ máy bay không người lái

Một tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí laser có thể bắn hạ máy bay không người lái.

Hình ảnh và video do hải quân Mỹ cung cấp cho thấy tàu USS Portland đang dùng laser bắn hạ máy bay không người lái (UAV). Tia laser phát ra từ boong tàu chiến.

Hải quân Mỹ không tiết lộ địa điểm cụ thể của cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí laser (LWSD) mà chỉ nói nó diễn ra ở Thái Bình Dương vào ngày 16-5.

Sức mạnh của vũ khí không được tiết lộ, nhưng một báo cáo năm 2018 của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết đó có thể là tia laser 150 kilowatt.

 

Ông Tập: ‘Trung Quốc không quay lại nền kinh tế kế hoạch hoá’

Ông Tập nói Bắc Kinh tôn trọng sự vận động của thị trường và sẽ không quay lại con đường cũ của nền kinh tế kế hoạch hoá.

Xinhua dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp Quốc hội cho biết: “Chúng ta nhận thấy rằng không nên lờ đi sự vận động của thị trường và chúng ta cũng không nên quay lại con đường cũ của nền kinh tế kế hoạch hoá”. Ông Tập cũng nhắc lại lập trường của chính phủ nước này, rằng yếu tố thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế.

Nhận xét này được đưa ra khi Trung Quốc phải đối mặt với sự chỉ trích từ chính quyền Tổng thống Donald Trump về một loạt các vấn đề từ thương mại đến việc xử lý sự bùng phát của Covid-19. Tuần trước, Nhà Trắng đã đưa ra một bản danh sách các vấn đề về Trung Quốc, trong đó nổi lên là các cáo buộc về việc trộm cắp tài sản trí tuệ và các biện pháp can thiệp vào nền kinh tế.

Biên tập viên:  Hà Huy, thực hiện 

 

 

Related Posts