BVD-BẢN TIN NGÀY 03/06/2020: 6.464.330 ca nhiễm, làm 382.717 ca tử vong; Biểu tình Mỹ lan rộng, Trump điều quân đội bảo vệ Nhà Trắng.

TIN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC

  • Sau 3 ngày ( 31.05 ; 01 và 02 tháng 6 ) đã có hơn 300 người Việt đến xét nghiệm  Coronavirus do  TTTM Đồng Xuân và Bệnh viện Elisaberth tổ chức. Đây là một cố gắng lớn của TTTM Đồng Xuân nhằm bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn trước việc lây nhiễm Covid-19 cho bà con cộng đồng.
  • Đến ngày 02.06.20  vẫn chưa có ca lây nhiễm nào thuộc bà con làm ăn buôn bán tại TTTM Đồng Xuân. Mọi công việc làm ăn vẫn diễn ra bình thường trong khuôn khổ chấp hành quy định phòng chống Covid-19 toàn nước Đức.
  • Theo báo chí Đức, sắp đến Tòa án Tiergarten sẽ đưa ra xét xử vụ án đốt rác cháy kho chứa hàng tại TTTM Đồng Xuân hồi tháng 7 năm 2019. Khi có lịch xét xử cụ thể thì bà con có thể đến dự. 
  • Ngày 09.06, tuần tới,  TTTM Đồng Xuân sẽ tổ chức và làm lễ cất nóc Nhà Văn Hóa. Đây là một nghi lễ quan trọng đối với công trình xây dựng ở Đức. Và có ý nghĩa hơn trong tình hình  đại dịch Coronavirus mà có một công trình phục vụ văn hóa của người Việt với tổng mức đầu tư trên 10 triệu Euro.  

Covid-19 trên Thế giới: Tính đến 10h00, 3/6/2020, tổng cộng có 6.464.330 ca nhiễm, làm 382.717 ca tử vong, hơn 3 triệu người khỏi bệnh. 

 

5 dấu hiệu về tham vọng ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã tập hợp đủ nguồn lực để lập ADIZ ở Biển Đông, tuy nhiên các nước khác khó có thể chấp nhận.

Ngày 31/5, SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông từ 2010 và “chỉ chờ cơ hội tuyên bố”. ADIZ dự kiến bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Trung Quốc hồi năm 2013 đã đơn phương tuyên bố lập ADIZ ở biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này của Trung Quốc đã bị Nhật, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới chỉ trích quyết liệt.

“Trung Quốc thể hiện ngày một rõ ý định công bố ADIZ ở Biển Đông, sau nhiều năm thảo luận”, Tiến sĩ Peter Layton, Đại học Griffith, Australia, nói với VnExpress.

Các thiết bị quân sự của Trung Quốc triển khai trái phép ở đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: ISI.

Các thiết bị quân sự của Trung Quốc triển khai trái phép ở đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: ISI.

Layton nêu lên 5 lý do Bắc Kinh xúc tiến kế hoạch. Thứ nhất, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã có hoặc sẵn sàng triển khai thiết bị và nhân lực để kiểm soát ADIZ, dù chỉ ở mức độ giới hạn.

 

Ngoại trưởng Mike Pompeo: Mỹ phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo cho biết Mỹ phản đối những yêu sách chủ quyền về Biển Đông do Trung Quốc gửi tới Liên hợp quốc, cho rằng những yêu sách này là bất hợp pháp.

Chú thích ảnh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: THX/TTXVN

 

Tàu vũ trụ Crew Dragon ‘cập bến’ ISS

Khoảng 14h22 GMT ngày 31/5 (21h22 theo giờ Hà Nội), tàu vũ trụ Crew Dragon của công ty SpaceX mang theo 2 phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã “cập bến” Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Chú thích ảnh
Hình ảnh ghi lại từ Trung tâm của NASA cho thấy tàu vũ trụ Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX (Mỹ) đang kết nối với Trạm Vũ trụ quốc tế, ngày 31/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Hoạt động “cập bến” diễn ra chỉ 19 giờ sau khi tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của bang Florida (Mỹ), mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại.

Tham gia vào chuyến bay này là 2 phi hành gia giàu kinh nghiệm của NASA là Bob Behnken và Doug Hurley. Đây được coi là chuyến du hành lịch sử đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Falcon 9 chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ.

Tàu vũ trụ do công ty tư nhân SpaceX của Mỹ, chuyên sản xuất hàng không vũ trụ và vận chuyển không gian do tỷ phú Elon Musk sáng lập có trụ trở tại bang California, thiết kế, chế tạo và sở hữu. Vào năm 2011, hệ thống tàu vận tải con thoi có người lái sử dụng nhiều lần của Mỹ đã ngừng hoạt động. Từ đó, chỉ có tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa phi hành đoàn lên trạm ISS. Để tiếp tục kế hoạch đưa các phi hành gia lên ISS, Mỹ đã chế tạo những con tàu vũ trụ có người lái mới như Crew Dragon của hãng SpaceX và Starline của hãng Boeing.

Chú thích ảnh
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ ngày 30/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 80% giữa phong tỏa và bạo loạn

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đe dọa dùng quân đội để đối phó với các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước và trước mối lo làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 lây lan, doanh số bán súng tại Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến chưa từng có tiền lệ.

Chú thích ảnh
Doanh số bán vũ khí của Mỹ trong tháng 5 tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Pixabay

Theo đài Sputnik (Nga), Công ty nghiên cứu tư nhân Small Arms Analytics and Forecasting gần đây ước tính rằng hơn 1,7 triệu khẩu súng đã được các nhà phân phối Mỹ bán ra trong tháng 5, tăng 80% so với hồi tháng 5/2019.

Ứng cử viên tổng thống Biden thể hiện ưu thế giữa sức nóng biểu tình trong cuộc tranh cử.

Giữa làn sóng biểu tình phức tạp tại Mỹ sau vụ cảnh sát dùng vũ lực khiến một người da màu tử vong, cựu phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Dân chủ, đã có động thái hoàn toàn khác biệt với cách xử lý khủng hoảng của Tổng thống Donal Trump. Đó là điều dẫn đến thành công.

Chú thích ảnh
Cựu phó Tổng thống Joe Biden nói chuyện với các thành viên báo chí tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia. Ảnh: AP

Tổng thống Donald Trump đã dành phần lớn ngày 31/5 để thúc giục cảnh sát sử dụng các chiến thuật cứng rắn chống lại các cuộc biểu tình trên khắp đất nước. Trong khi đó, ông Joe Biden đã lặng lẽ tới hiện trường cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở quê nhà Wilmington, bang Delaware, để trò chuyện, trấn an một số người biểu tình.

Ngày 31/5, theo kết quả cuộc thăm dò mới của Washington Post – ABC News, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đã tạo ra một sự cách biệt lên tới hai chữ số so với Tổng thống Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Người biểu tình vây Nhà Trắng, Tổng thống Trump được đưa xuống boong-ke ngầm trú ẩn ?

Theo một quan chức Nhà Trắng, trong khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng vào tối 30/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đưa xuống một boong-ke ngầm để trú ẩn. Đây là một qui tắc an ninh bảo vệ nguyên thủ quốc gia của Mỹ, song hiếm khi phải dùng tới.

Dẫn lời quan chức Nhà Trắng, kênh CNN (Mỹ) đưa tin Tổng thống Trump ở dưới boong-ke trú ẩn chưa đầy một giờ đồng hồ. Hiện vẫn chưa rõ vào thời điểm đó, Đệ nhất Phu nhân Melania và con trai út Barron Trump có được đưa xuống boong-ke cùng không. 

NTV Đức đưa tin:

New York, Los Angeles, Philadelphia, Chicago, Houston và Washington: Số lượng thành phố nơi công dân Hoa Kỳ xuống đường để phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát sau cái chết bạo lực của George Floyd ngày càng lớn. Lệnh giới nghiêm bị bỏ qua. Tổng thống Trump đe dọa sẽ đối mặt với hậu quả.
Tổng thống Mỹ Trump hiện đang theo dõi thông báo rằng ông muốn gửi "hàng ngàn" lính Mỹ đến Washington. Quân đội báo cáo việc chuyển khoảng 1.600 binh sĩ đến các căn cứ xung quanh thủ đô. Nếu cần thiết, họ nên hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp ở đó.
 

Mật vụ Mỹ gây khó hiểu vì ôm súng bắn tỉa hộ tống Trump

Mật vụ Mỹ mang súng bắn tỉa cỡ lớn đi ngay sau Trump khi ông đến nhà thờ St. John, dù chúng chỉ phù hợp khi bố trí ở điểm cao.

Tổng thống Donald Trump hôm 1/6 đi bộ từ Nhà Trắng qua Công viên Lafayette tới thăm nhà thờ St. John ở bên kia đường, sau khi phát biểu lên án hành vi phá hoại trong các cuộc biểu tình những ngày qua. Một trong những cảnh tượng gây chú ý trong sự kiện là sự xuất hiện của hai xạ thủ bắn tỉa thuộc Mật vụ Mỹ đi cùng nhóm quan chức Nhà Trắng tháp tùng Trump.

Mật vụ Mỹ mang súng tỉa AXAICS bám theo đoàn quan chức Nhà Trắng hôm 1/6. Ảnh: Reuters.

BIỂU TÌNH ” Hãy để cho chúng tôi thở ” đã lan rộng thế giới 

Cảnh sát bắn hơi cay vào một cuộc biểu tình trái phép trước tòa án ở Paris, Pháp, hôm 2/6, với sự tham dự của khoảng 20.000 người, bất chấp lệnh cấm tụ tập trên 10 người nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Người biểu tình đã đốt thùng rác, xe đạp trên đường, ném đá vào cảnh sát, buộc họ đáp trả bằng đạn cao su.   Cuộc biểu tình nhằm tưởng nhớ Adama Traore, một người da màu Pháp 24 tuổi thiệt mạng trong chiến dịch của cảnh sát năm 2016. Các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu nổ ra ở Mỹ tuần trước sau khi George Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Phong trào sau đó lan rộng ra ít nhất 140 thành phố ở Mỹ và tới các nước khác.   

Tại Thủ đô Berlin, Đức, hôm 31/5 với dòng chữ trên áo “Hãy để chúng tôi thở”. Khoảng 2.000 cũng tập trung trước sứ quán Mỹ ở Berlin và hai cầu thủ của giải bóng đá vô địch quốc gia Bundesliga đã mặc dòng chữ “Công lý cho George Floyd” hôm 1/6.

 

Related Posts