Lần thứ 2 Mỹ gửi Công hàm phản đối Trung Quốc về Biển Đông tới LHQ có ý nghĩa gì ?

BVD – Việc Mỹ gửi Công hàm thứ hai phản đối Trung Quốc tới LHQ về Biển Đông cho thấy Washington chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lý cùng các nước ASEAN.

FILE PHOTO: U.S. President Donald Trump meets with China’s President Xi Jinping at the start of their bilateral meeting at the G20 leaders summit in Osaka, Japan, June 29, 2019. REUTERS/Kevin Lamarque/File Photo

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kelly Craft ngày 1/6 gửi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Mỹ yêu cầu LHQ gửi công hàm phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng tải trên trang web của văn phòng pháp chế.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này coi những yêu sách của Trung Quốc là bất hợp pháp và nguy hiểm. Ông kêu gọi các quốc gia thành viên phải đoàn kết để duy trì luật pháp quốc tế và tự do trên biển. Văn bản này của Mỹ nói về công hàm số CML/14/2019 Trung Quốc gửi cho LHQ ngày 12/12/2019 để phản đối đệ trình của Malaysia lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) cùng ngày. 

Ông Nguyễn Hồng Thao, Phó chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC), cho biết đây là lần thứ hai Mỹ gửi công hàm đến LHQ phản đối Trung Quốc về Biển Đông, kể từ sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc. Công hàm đầu tiên của Mỹ về vấn đề này được đưa ra vào ngày 28/12/2016. Trong văn bản ngày 1/6, Mỹ dùng hình thức công thư, yêu cầu LHQ gửi đến các nước thành viên và gửi đến cả Hội đồng Bảo an (HĐBA). 

“Công hàm mới này của Mỹ cho thấy nước này đã chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lý giữa các nước liên quan đến Biển Đông”, ông Thao đánh giá. 

Bên khởi xướng cuộc chiến pháp lý, theo ông Thao, là Malaysia, khi gửi công hàm về mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông lên LHQ. Malaysia đã đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa phần phía Bắc lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) vào ngày 12/12/2019. Sau đó, Trung Quốc gửi công hàm cùng ngày cho biết nước này “có chủ quyền” và “quyền lịch sử” với quần đảo ở Biển Đông, “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”. Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 

Trung Quốc dù tỏ ra bất chấp công luận nhưng họ không thể phớt lờ hoàn toàn luật quốc tế.

Bên cạnh việc gửi Công hàm, Mỹ sẽ có nhiều hành động thể hiện quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Washington sẽ tăng cường các chuyến tàu tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Hôm 29/5, thêm tàu khu trục USS Mustin áp sát Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép vào 1974. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải trả giá vì các hành vi ở Biển Đông. Washington cũng có thể đẩy mạnh các mạng lưới liên kết, như lập Hiệp ước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, dựa trên Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do.

Hà Huy, biên tập

Related Posts