Việt Nam: Ngày 01.07 có 16 địa phương với 713 ca nhiễm mới, trong đó TP HCM bị nặng nhất, 464 ca.

Theo tin từ Bộ Y tế Việt Nam: Lúc 6 giờ sáng ngày 01.07.2021, Bộ nghi nhận 189 ca mới, lúc 12 giờ trưa thêm 260 ca và lúc 18 giờ tối có thêm 264 ca. Tổng hợp cả ngày có 713 ca nhiễm mới ở 16 địa phương 

 Trong đó, TP Hồ Chí Minh 464 ca, Bình Dương 90 ca, Tiền Giang 38 ca, Long An 28 ca, Phú Yên 26 ca, Hưng Yên 11 ca, Quảng Ngãi 9 ca, An Giang 5 ca, Hà Tĩnh 5 ca, Bắc Giang 5 ca, Đà Nẵng 3 ca, Bắc Ninh 3 ca, Nghệ An 3, 3 tỉnh là Bình Phước, Đồng Tháp, Vĩnh Long mỗi nơi 01 ca. 

Tổng số ca nhiễm kể từ đầu dịch đến 18 giờ ngày 01.07 ở Việt Nam là 17.576 ca, trong đó có 81 ca tử vong, 7.247 người hồi phục sức khỏe ( riêng ngày 01.07 có 407 người được ra viện). Hiện nay cả nước còn 10.244 ca dương tính đang nằm điều trị trong các bệnh viện. Đây là thời kỳ có số bệnh nhân Covid-19 cao nhất từ trước đến nay.

Cũng theo tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã tổng hợp thành công thuốc điều trị Covid-19, đạt hiệu quả trên 90 %.  

Thủ tướng: Ngoại giao vaccine được thực hiện quyết liệt

Thủ tướng khẳng định chiến lược vaccine của Việt Nam “rất trúng, đúng, kịp thời, phù hợp với tình hình” và đang từng bước thực hiện hiệu quả.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Việt Nam đã và đang thực hiện tốt mục tiêu kép. Nhiều ổ dịch lớn được ngăn chặn, đầy lùi như tại Bắc Ninh, Bắc Giang. Cuộc sống trở lại bình thường; phần lớn nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Hai tỉnh này và Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng vẫn đạt kết quả cao về tăng trưởng, thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công. Trên toàn quốc, số liệu thống kê cho thấy kinh tế, xã hội đạt kết quả tốt, dù tình hình 6 tháng đầu năm có nhiều biến động đặc thù hơn so với năm 2020. Các đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 3, 4 với biến thể nguy hiểm hơn.

Thời gian qua, hoạt động ngoại giao vaccine và phòng chống Covid-19 được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao tích cực đề cập vấn đề này tại tất cả cuộc tiếp xúc, điện đàm với các nước. Chính phủ sẽ kiên trì mục tiêu kép nhưng không máy móc, cứng nhắc mà căn cứ thực tế mỗi nơi, ở từng thời điểm.

Thủ tướng yêu cầu đơn vị thực hiện thành công chiến lược vaccine; phải tiếp cận, mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất; tổ chức điều phối phù hợp với tình hình. Việc chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước cần được thúc đẩy; tổ chức tiêm vaccine hiệu quả, kịp thời.

Để không “đứt gãy” thị trường lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có giải pháp khôi phục việc làm ngay tại những nơi có dịch theo phương châm “vừa sản xuất, vừa chống dịch” như kinh nghiệm tại Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 1/7. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 1/7. Ảnh: Nhật Bắc

Trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng trưởng 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Kinh tế vĩ mô ổn định; CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 1,47%, thấp nhất trong nhiều năm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định. Thu ngân sách nhà nước đạt cao, ước tính 57,7% dự toán năm, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 28,4%, nhập khẩu tăng 36,1%, chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

40 doanh nghiệp muốn tổ chức công nhân ở lại nhà máy

40 doanh nghiệp ở TP HCM đã đăng ký tổ chức cho công nhân ăn nghỉ, làm việc tại nhà máy để đảm bảo sản xuất và phòng chống Covid-19.

Chiều 1/7, Ban quản lý các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM (Hepza) cho hay đơn vị này đang phối hợp ngành chức năng kiểm tra điều kiện tổ chức nơi ở tập trung tại 22 doanh nghiệp thuộc Hepza đăng ký thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất. Nếu đạt yêu cầu, Hepza sẽ chấp thuận để các nhà máy triển khai.

Ông Phạm Thanh Trực, Phó ban quản lý Hepza giải thích “cách ly” được hiểu là doanh nghiệp bố trí nơi ở, làm việc của lao động tại nhà máy tách biệt bên ngoài tránh đưa mầm bệnh vào. Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện như được cơ quan chức năng đánh giá nguy cơ lây nhiễm thấp; nơi ở tách biệt khu vực sản xuất; lối ra vào thuận tiện, có hệ thống camera giám sát…

 
Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) tổ chức cho công nhân ở lại nhà máy khi dịch ở đây bùng phát mạnh. Ảnh: An Phương.

Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) tổ chức cho công nhân ở lại nhà máy khi dịch bùng phát. Ảnh: An Phương.

Hà Huy . biên tập 

Related Posts