Tin tức đại dịch ngày 18.12.21: Thế giới 274 triệu ca nhiễm; Việt Nam mở lại đường bay quốc tế từ 01.01.2022

Tính đến 20:05 GMT ngày 18.12.2021, toàn thế giới đã có 274.320.339 người bị nhiễm Covid-19. Trong đó đã có 246.214.630 người khỏi bệnh, 5.364.962 người tử vong. Hiện nay còn trên 22.740.000 ca bệnh, trong đó có gần 90.000 ca nặng cần chăm sóc đặc biệt. 

TIN NƯỚC ĐỨC. 

Tại Hamburg, Düsseldorf und Freiburg

Hôm nay 18.12.2021, vào buổi chiều tối, mặc dù trời rất lanhj nhưng hàng chục ngàn người đã biểu tình chống lại các biện pháp Corona và tiêm chủng  tại Hamburg, Düsseldorf , Freiburg. 

Theo Tagesspiegel, Rund 11.500 Menschen zogen am Samstag durch die Hamburger Innenstadt, um gegen die Corona-Maßnahmen zu protestieren.FOTO: REUTERS/FABIAN BIMMERERS

Tại Hamburg, khoảng 11.500 người đã xuống đường theo phương châm “Biện pháp đầy đủ”, như cảnh sát đã thông báo trên Twitter vào đầu giờ tối. Theo cảnh sát, những người biểu tình ở trung tâm thành phố Hamburg chủ yếu tuân thủ các điều kiện phòng chống Covid-19 của Chính phủ Đức. 

https://www.tagesschau.de/inland/coronavirus-karte-deutschland-101.html

Hôm qua, Đức có thêm trên 51.000 ca nhiễm mới ( 51.400 ) nâng tổng số ca nhiễm lên 6.741.968 ca nhiễm, trong đó có 107.655 ca tử vong. 

Điểm đáng lưu ý trong những ngày gần lễ Giáng sinh thì tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày/ 100.000 dân đã giảm từ 484,9 ( ngày 28.11) xuống còn 321,8 ( 17.12.2021)

Ngày 28.11.2021 có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất 484,9


Tỷ lệ lây nhiễm ngày 17.12.2021: 321,8

TIN VIỆT NAM:

Theo Bộ Y tế Việt Nam thông báo lúc 17g ngày 18.12.2021 có 15.895 ca nhiễm mới.  trong đó 12 ca nhập cảnh và 15.883 ca ghi nhận trong nước (tăng 668 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.493 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.341), Hà Nội (1.244), TP. Hồ Chí Minh (1.019), Tây Ninh (941), Bến Tre (826), Đồng Tháp (785), Cần Thơ (749), Bình Phước (715), Khánh Hòa (601), Vĩnh Long (595), Bạc Liêu (475), Trà Vinh (454), Sóc Trăng (447), Kiên Giang (398), An Giang (374), Thừa Thiên Huế (361), Hậu Giang (340), Bình Thuận (328), Đồng Nai (319), Bình Định (279), Bà Rịa – Vũng Tàu (270), Tiền Giang (264), Bắc Ninh (249), Lâm Đồng (225), Hải Phòng (208), Đà Nẵng (193), Thanh Hóa (192), Bình Dương (167), Quảng Ngãi (121), Gia Lai (119), Nghệ An (99), Phú Yên (94), Quảng Nam (86), Vĩnh Phúc (86), Đắk Nông (72), Thái Bình (70), Nam Định (67), Quảng Ninh (63), Hưng Yên (63), Hà Giang (59), Hòa Bình (57), Long An (57), Quảng Bình (47), Sơn La (44), Hải Dương (43), Ninh Thuận (40), Phú Thọ (36), Quảng Trị (34), Thái Nguyên (28), Ninh Bình (25), Hà Nam (24), Bắc Giang (23), Kon Tum (20), Tuyên Quang (16), Lào Cai (13), Yên Bái (5), Hà Tĩnh (5), Cao Bằng (4), Lai Châu (2), Điện Biên (2).

Tính đến 18:00 ngày 18.12, tổng số ca nhiễm ở Việt Nam là 1.524.368 ca. Trong đó có đã có 1.097.163 người khỏi, 29.351 người chết, đứng thứ 32 trong 223 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm . 

Từ ngày 01.01.2022, Việt Nam nối lại các đường bay và đón khách quốc tế. Theo thông báo của Bộ Y tế 

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại cuộc họp về kế hoạch khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ diễn ra ngày 9-12.

Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng để khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp hàng không, thúc đẩy phục hồi kinh tế, du lịch… đồng thời tạo điều kiện cho bà con Việt Nam được về quê đón Tết Nguyên đán, việc mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ theo kế hoạch của Bộ GTVT là cần thiết. Tuy nhiên, kế hoạch bay phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ giữa Việt Nam tới các thị trường có hệ số an toàn cao, gồm: Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Mỹ).

Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1-1-2022, 

Việt Nam nối lại đường bay quốc tế thường lệ tới 9 quốc gia từ 1-1-2022 - ảnh 1
Chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước. Ảnh: V.LONG

Quy định chính thức đối với khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 1-1-2022

(PLO)- Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm đủ hai liều vaccine chỉ phải cách ly ba ngày tại nhà hoặc khách sạn,… 

Theo đó, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng nguyên tắc chung là có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi nhập cảnh 72 giờ, trừ trẻ em dưới 2 tuổi.

Với công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (vợ, chồng, con) cần tiêm đủ liều vaccine COVID-19 trước khi nhập cảnh. Trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19 sẽ được tiêm miễn phí trong thời gian cách ly.

Quy định chính thức đối với khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 1-1-2022 - ảnh 1
Các chuyến bay quốc tế thường lệ được thực hiện từ ngày 1-1-2022. Ảnh: V.LONG

Khi nhập cảnh vào Việt Nam, hành khách tiêm đủ hai liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19  tự theo dõi sức khoẻ và không được ra khỏi nhà hoặc nơi lưu trú trong 3 ngày; không được tiếp xúc với người ở cùng nhà, nơi lưu trú; thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 10 ngày tiếp theo, đến ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh.

Với người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine, cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong bảy ngày. Thời gian này, hành khách xét nghiệm âm tính COVID-19 cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày.

Với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) được cách ly cùng cha mẹ hoặc người chăm sóc. Người chăm sóc phải tiêm đủ hai liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng.

Ngoài ra, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh; cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) để khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định. Đồng thời thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và các chi phí liên quan khác…

 

Related Posts