Toàn cảnh chiến sự Ukraine ngày 96: Ukraine nói ‘khó thắng Nga’ nếu Mỹ không cung cấp pháo tầm xa; EU thống nhất cấm vận dầu từ Nga; Nga cho tầu ra vào cảng chở ngũ cốc nếu Phương Tây bỏ cấm vận

Cố vấn của Tổng thống Ukraine nói rằng “khó có thể giành chiến thắng quân sự” trước Nga nếu Mỹ không cung cấp pháo tầm xa.

“Vũ khí là thiết yếu cho số phận Ukraine cũng như nền độc lập của chúng tôi”, Alexey Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trả lời phỏng vấn hôm 30/5.

“Nếu không có hệ thống pháo phản lực phóng loạt, chúng tôi vẫn có thể ổn định tiền tuyến, song sẽ tính đến việc mất Kherson, Lugansk, Donetsk và các lãnh thổ ở tỉnh Zaporizhzhia”, quan chức này nhấn mạnh.

Tổ hợp pháo phản lực M270 của lục quân Mỹ. Ảnh: WATM.

Tổ hợp pháo phản lực M270 của lục quân Mỹ. Ảnh: WATM.

Giới chức Mỹ tuần trước cho biết đang xem xét yêu cầu của Ukraine về việc cung cấp pháo phản lực phóng loạt M270, có thể tấn công các mục tiêu cách xa 300 km, tùy thuộc vào loại đạn. Tuy nhiên, việc trang bị cho Ukraine pháo tầm xa khiến phương Tây lo ngại rằng loại vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, dẫn đến leo thang xung đột.

TT  Mỹ  Biden  ngày  29/05 đã  khước  từ  việc  cấp  loại  vũ  ký  hiện đại  này. 

Ukraine tố Nga chặn xuất khẩu 22 triệu tấn ngũ cốc

“Nga đang phong tỏa các cảng của chúng tôi ở Biển Đen và kiểm soát các khu vực ven biển Azov, do đó chúng tôi không thể xuất khẩu 22 triệu tấn ngũ cốc trong kho”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/5 cho biết.  Ông cáo buộc Nga “làm thực phẩm trở nên đắt đỏ tại nhiều nước”, nguy cơ dẫn đến nạn đói và khủng hoảng di cư.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ngày 22/5 tại Kiev. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ngày 22/5 tại Kiev. Ảnh: Reuters.

Nga và Ukraine chiếm 29% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, chủ yếu vận chuyển qua Biển Đen, và 80% lượng dầu hướng dương xuất khẩu trên khắp thế giới. Ukraine cũng là nước xuất khẩu ngô quy mô lớn.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 30/5, ông Putin cho biết Moskva sẵn sàng phối hợp với Ankara “thông tuyến vận tải hàng hóa qua đường biển, trong đó có hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine”. Moskva trước đó cũng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng mở hành lang hàng hải cho tàu chở ngũ cốc, với điều kiện phương Tây nới trừng phạt Moskva.

Theo biên bản cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 21/5, thế giới chỉ còn đủ lúa mì trong 10 tuần và tình hình còn tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Nhiều quốc gia trên thế giới ban lệnh cấm xuất khẩu lương thực, trong đó có lúa mì, để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Nga cắt khí đốt tới Hà Lan

Tập đoàn năng lượng Nga cắt khí đốt sau khi đối tác Hà Lan từ chối thanh toán bằng đồng ruble.

“Tính đến hết giờ làm việc ngày 30/5, Gazprom Export chưa được GasTerra thanh toán lượng khí đốt cung cấp trong tháng 4 theo thời hạn được quy định trong hợp đồng”, thông báo có đoạn.

Gazprom cho biết Gazprom Export, công ty con của tập đoàn năng lượng Nga, thông báo cho đối tác Hà Lan về việc “ngừng cung cấp khí đốt từ ngày 31/5 cho tới khi được thanh toán theo quy định trong sắc lệnh trên”.

Hệ thống van tại dàn khai thác thuộc mỏ khí đốt Bovanenkovo, Nga tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Hệ thống van tại dàn khai thác thuộc mỏ khí đốt Bovanenkovo, Nga tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Trước đó, GasTerra tuyên bố sẽ không thanh toán khí đốt bằng phương thức do Nga đưa ra, theo đó họ cần lập và chuyển tiền vào tài khoản EUR tại ngân hàng thuộc tập đoàn Gazprom. Khoản tiền sau đó sẽ được đổi sang ruble.

EU đạt thỏa thuận cấm dầu Nga

Các lãnh đạo EU thống nhất cấm 2/3 nhập khẩu dầu từ Nga, sau khi đạt thỏa thuận với Hungary tại hội nghị thượng đỉnh ở Bỉ.

Điều này sẽ lập tức có hiệu lực với hai phần ba lượng nhập khẩu dầu từ Nga, cắt đứt nguồn tài chính khổng lồ cho cỗ máy chiến tranh của họ. Gây áp lực tối đa lên Nga để kết thúc xung đột”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel viết trên Twitter đêm 30/5 sau cuộc họp thượng đỉnh của EC tại Brussels, Bỉ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo các lãnh đạo EU đã “thống nhất về nguyên tắc” với lệnh cấm dầu từ Nga. “EC giờ đây có thể hoàn thiện lệnh cấm 90% nhập khẩu dầu Nga trước năm 2023. Đây là bước đi quan trọng. Chúng tôi sẽ sớm quay lại vấn đề với 10% dầu còn lại”, bà nói.

Trước  đó, EU đã thảo luận nhiều tuần qua về lệnh cấm hoàn toàn dầu Nga, nhưng vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, nói rằng việc cắt nguồn cung sẽ tàn phá nền kinh tế nước này. Quyết định cấm 2/3 dầu Nga được đưa ra sau khi các lãnh đạo của khối đạt thỏa hiệp với Hungary- Hungary, Slovakia, Phần Lan và Bulgaria, nhập khẩu hơn 75% nguồn dầu từ Nga sẽ  gặp rất nhiều khó khăn để tìm nguồn cung thay thế.

Nhưng  loại dầu được vận chuyển bằng đường ống không  nằm  trong  lệnh cấm này. 

EU nhất trí hỗ trợ 9 tỷ euro cho Ukraine

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel ngày 30/5 cho biết tại cuộc họp diễn ra ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cung cấp 9 tỷ euro cho Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh xảy ra xung đột.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (phải) tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, ngày 31/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên mạng xã hội Twitter, ông Michel cho biết EC “sẽ tiếp tục trợ giúp Ukraine nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay bằng tiền mặt” của nước này, đồng thời khẳng định sự “hỗ trợ mạnh mẽ và cụ thể cho công cuộc tái thiết Ukraine”.

 

Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ tăng 25 lần

Trong tháng 5, Nga xuất sang Ấn Độ 24 triệu thùng dầu, tăng 25 lần so với mức trung bình 960.000 thùng/tháng của năm 2021.

Chú thích ảnh
Ấn Độ tăng nhập khẩu dầu thô từ Nga bất chấp sức ép của phương Tây. Ảnh: Sputnik

Hãng tin Reuters ngày 30/5 dẫn dữ liệu của công ty tư vấn Refinitiv Eikon cho biết kể từ tháng 2 vừa qua Ấn Độ đã nhập khẩu 34 triệu thùng dầu ở mức giá chiết khấu từ Nga, với giá trị nhập khẩu cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 5 này, lượng dầu thô Nga xuất sang Ấn Độ đạt mức hơn 24 triệu thùng, tăng mạnh so với mức 7,2 triệu thùng và 3 triệu thùng lần lượt được ghi nhận trong tháng 4 và tháng 3. Dự kiến lượng dầu Ấn Độ nhập từ Nga có thể đạt mốc 28 triệu thùng trong tháng 6.

 

Nga công bố phá huỷ trận địa pháo 155mm  của  Ukraine  

“Trinh sát pháo binh và máy bay không người lái (UAV) Nga đã phát hiện trận địa của lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine được trang bị pháo 155 mm do Italy sản xuất. Một quả đạn pháo dẫn đường được khai hỏa và đánh trúng mục tiêu, UAV sau đó xác nhận khẩu đội này đã bị phá hủy hoàn toàn”, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết hôm 30/5.

Tin  nhanh: 

Trong lúc chiến sự diễn ra ác liệt tại vùng Donbass, hôm 29.5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến đi đầu tiên ra khỏi vùng thủ đô Kyiv kể từ khi xung đột nổ ra.

Trong lần đầu tiên rời thủ đô Kyiv, chiến trường mà ông chọn đến thăm là vùng Kharkiv, nơi có thành phố lớn thứ 2 của Ukraine sau Kyiv. Đây là nơi trong thời gian qua các lực lượng Ukraine đã tổ chức đợt phản công đẩy lùi quân Nga tại nhiều nơi.

Vấn đề cấp bách hiện nay đối với chính quyền Ukraine là cần thêm nhiều vũ khí hạng nặng, tầm xa từ phương Tây để tiếp tục kháng cự và hy vọng đẩy lùi Nga, đặc biệt là ở miền đông và miền nam.

Ba Lan hiện là nước mạnh mẽ hỗ trợ Ukraine, với số lượng vũ khí viện trợ nhiều thứ 2 sau Mỹ, và tiếp nhận số người Ukraine di tản nhiều nhất. Mới tuần trước, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã thăm Kyiv và là nhà lãnh đạo đầu tiên phát biểu tại nghị viện Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.

 

Hà  Huy, biên  tập  

Related Posts