Toàn cảnh chiến sự Ukraine ngày 118.

Nga: Nga tuyên bố đã phá hủy 15 khẩu lựu pháo M777-155 mm của Phương Tây viện trợ cho Ukraaine nhưng chưa bắn một phát đạn nào. Đây là số binh khí đang trên đường vận chuyển bằng đường sắt tới chiến trường Ukraine.

Nga cho biết, Ukraine đã tấm công vào Đảo Rắn bằng máy bay không người lái, tên lửa nhưng bị Nga đánh chặn.

Đến hôm nay 22.06, Nga kiểm soát gần hết TP Severodenetsk và các vùng lân cận. Duy nhất còn khu vực nhà máy hóa chẩ Azot là còn trong sự kiểm soát của lự lượng Ukraine. Lực lượng Uk đang chống trả quyết liệt nhưng nguy cơ thiếu thốn hậu cần và đạn dược kiến binh sĩ Uk gặp muôn vàn khó khăn.

Nga tuyên bố phóng tên lửa khiến 50 tướng, sĩ quan Ukraine thiệt mạng

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cho biết đã phóng các tên lửa Kalibr nhằm vào một trung tâm chỉ huy của Ukraine khiến hơn 50 tướng và sĩ quan thiệt mạng.

Cuộc tấn công diễn ra gần làng Shirokaya Dacha ở vùng Dnepropetrovsk, miền trung Ukraine, theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga. Moskva cho biết các tên lửa đã nhắm vào khu nhà nơi chỉ huy của một số đơn vị Ukraine đang tập trung để họp.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr hồi năm 2016. Ảnh: BQP Nga.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr hồi năm 2016. Ảnh: BQP Nga.

Bên cạnh đó, tên lửa Kalibr phóng từ tàu chiến cũng tiêu diệt 10 lựu pháo M777 và 20 xe bọc thép. Chúng mới được phương Tây chuyển đến hỗ trợ Ukraine và cất giữ bên trong một nhà máy ở thành phố Nikolayev, miền nam đất nước.

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine hôm nay thông báo pháo binh nước này đã phá hủy một số bệ phóng tên lửa của Nga.

Sau khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2, lực lượng Nga những tuần gần đây chủ yếu dồn lực vào phía đông và phía nam Ukraine.

Cục diện chiến trường Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Tại miền nam Ukraine, Nga đã kiểm soát tỉnh Kherson và phần lớn tỉnh Zaporizhzhia. Ở miền đông, hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk đã trở thành “rốn hỏa lực” của pháo binh Nga vài tuần qua. Nếu chiếm được hai thành phố này, Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk, từ đó tạo bàn đạp tiến sang Sloviansk và Kramatorsk, thành phố thuộc tỉnh Donetsk. Đây sẽ là những mục tiêu cuối cùng để Nga hoàn thành mục tiêu “giải phóng” vùng Donbass ở đông Ukraine.

Nga tố Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu

Nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga cho biết họ bị máy bay không người lái từ Ukraine tấn công, gây ra hỏa hoạn và buộc cơ sở phải dừng hoạt động.

Nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk nằm ở vùng Rostov của Nga, cách biên giới với vùng ly khai Lugansk của Ukraine vài km.

“Hai máy bay không người lái (UAV) sáng 22/6 tấn công các cơ sở kỹ thuật, thực hiện hành động khủng bố từ biên giới phía tây của vùng Rostov”, nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk hôm nay ra tuyên bố, cho biết một vụ nổ đã xảy ra và gây hỏa hoạn.

Hiện trường vụ hỏa hoạn nhà máy lọc dầu ở Rostov, miền nam nước Nga. Video: YouTube/Блокнот Rostov.

Video trên mạng xã hội cho thấy UAV lao về phía nhà máy lọc dầu trước khi một quả cầu lửa bốc lên, khiến những người chứng kiến sững sờ.

Thống đốc vùng Rostov Vasily Golubev cho biết các mảnh vỡ UAV được tìm thấy ở hiện trường. Lính cứu hỏa dập tắt ngọn lửa và tất cả nhân viên nhà máy được sơ tán. Không có thương vong trong sự việc. “Nhà máy đang dừng hoạt động để phục vụ điều tra”, Golubev nói.

Kaliningrad -Vùng lãnh thổ có thể đốt nóng căng thẳng Nga – NATO

Căng thẳng ngày càng tăng xung quanh vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, làm dấy lên lo ngại nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Moskva và NATO.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, giới chuyên gia bắt đầu lo ngại Kaliningrad có thể trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Moskva với châu Âu.

Đây là lãnh thổ cực tây của Nga và là phần duy nhất của đất nước được bao quanh bởi các quốc gia Liên minh châu Âu (EU). Kaliningrad giáp Biển Baltic ở phía tây, Litva ở phía bắc và Ba Lan ở phía nam.

Nỗi lo ngại của giới chuyên gia trở thành sự thật từ tuần trước, khi Litva tuyên bố đóng cửa tuyến đường sắt từ Nga đến Kaliningrad từ ngày 18/6, nhằm ngăn Moskva vận chuyển một số hàng hóa nằm trong danh sách trừng phạt của EU như máy xây dựng, công cụ cơ khí, các thiết bị công nghiệp, than, kim loại và một số mặt hàng xa xỉ phẩm tới vùng lãnh thổ hải ngoại này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay tuyên bố biện pháp đáp trả Litva “không dừng ở lĩnh vực ngoại giao, mà mang tính thực tiễn”, nhưng không nêu chi tiết.

Lịch sử: Hồng quân Liên Xô giành được Konigsberg, với diện tích hơn 15.000 km2, từ Đức Quốc xã vào tháng 4/1945 và sau đó biến khu vực này thành một phần lãnh thổ nhờ Hiệp định Postdam. Vùng đất này được đổi tên thành Kaliningrad để vinh danh nhà cách mạng Mikhail Kalinin

Ông Tập: Khủng hoảng Ukraine cảnh tỉnh về mở rộng liên minh quân sự

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga và cảnh báo về tác động của việc mở rộng liên minh quân sự.

“Cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa gióng hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại: Các quốc gia chắc chắn sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn nếu đặt niềm tin mù quáng vào vị thế sức mạnh của mình, mở rộng liên minh quân sự và theo đuổi an ninh cho mình bằng cách gây ảnh hưởng đến an ninh của nước khác”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp mới nổi BRICS hôm 22/6.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của các lãnh đạo hàng đầu từ Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. BRICS chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và gần 1/4 GDP của thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg hôm 17/6. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg hôm 17/6. Ảnh: Xinhua.

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng hai, họ đã gửi đề xuất an ninh với các “lằn ranh đỏ” cho Mỹ và NATO, trong đó có yêu cầu đảm bảo về mặt pháp lý rằng NATO không kết nạp thêm bất cứ quốc gia nào từng thuộc Liên Xô, trong đó có Ukraine và Gruzia, đồng thời không triển khai vũ khí tấn công gần biên giới Nga. NATO phản hồi rằng họ không thỏa hiệp với Nga vì điều này mâu thuẫn với nguyên tắc cốt lõi của liên minh. Moskva sau đó chỉ trích phương Tây phớt lờ các lo ngại an ninh của họ.

Related Posts