Thế giới trong tuần: TT Anh từ chức; Cựu TT Nhật Abe bị ám sát; Người biểu tình xông vào dinh thự TT Sri Lanka; Chiến sự Ukraine ngày 137.

Thủ tướng Anh Boris Johnson phải từ chức 

Sau nhiều áp lực, với một cuộc nổi dậy công khai trong chính nội các của mình, khi hàng loạt bộ trưởng, thứ trưởng nộp đơn từ chức, buộc Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 7-7-2022 đã tuyên bố từ chức.

Với quyết định này, ông Johnson chấm dứt nhiệm kỳ Thủ tướng chưa đầy ba năm của mình, để lại di sản Brexit không chắc chắn và một tương lai u ám cho nước Anh

Lạm phát ở Anh đã chạm ngưỡng 9,1%, mức cao nhất trong 4 thập kỷ, do ảnh hưởng từ đại dịch và xung đột Ukraine. Áp lực chi phí buộc các công ty phải tăng giá sản phẩm, trong khi người lao động yêu cầu mức lương cao hơn để ứng phó với chi phí sinh hoạt gia tăng.

Các gia đình Anh đang phải siết chặt chi tiêu khi tiền lương không bắt kịp tốc độ lạm phát. Thu nhập hộ gia đình dự kiến giảm 2% trong năm nay, sau khi được điều chỉnh theo lạm phát. Đó là điều tồi tệ nhất kể từ năm 1945, theo Oxford Economics.

Chấn động cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị ám sát

Cựu Thủ tướng Abe (68 tuổi) bị bắn khi đang phát biểu vận động bầu cử thượng viện tại TP.Nara (tỉnh Nara, Nhật Bản) vào 11 giờ  30 trưa 8.7. 2022. Ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và đã từ trần vào chiều cùng ngày. Người dân khắp nước Nhật và  thế giới bày tỏ sự đau lòng về sự ra đi bất ngờ của cố lãnh đạo nước  Nhật  đồng  thời phẫn nộ đối với hành vi tàn ác.

Theo Đài NHK, Bệnh viện Đại học y Nara cho hay ông Abe bị 2 vết thương ở phía cổ bên phải và một vết sâu tận tim nên các bác sĩ không thể cứu chữa, dù đã truyền rất nhiều máu. Các bác sĩ cho biết ông không còn sinh hiệu lúc nhập viện và đã qua đời vào lúc 17 giờ 03 (tức 15 giờ 03 tại Việt Nam).

Trong lúc mọi người đang hô hấp nhân tạo cho ông Abe, nghi phạm Yamagami đã bị các nhân viên an ninh khống chế trên mặt đất tại một con phố gần đó. Yamagami đã không chống cự khi  bị bắt. 

Nghi phạm Yamagami được áp giải khỏi sở cảnh sát Nara hôm nay. Ảnh: AFP.

Nghi phạm Yamagami được áp giải khỏi sở cảnh sát Nara hôm nay. Ảnh: AFP.

Phóng viên Kazuhiko Hirano, báo Yomiuri Shimbun là một trong những người có mặt để đưa tin về buổi gặp gỡ cử tri của cựu thủ tướng Abe trước ga Yamato-Saidaiji ở thành phố Nara, tỉnh Nara, hôm 8/7,  cho  biết . 

Một người đàn ông được cho là nghi phạm Tetsuya Yamagami (áo xám, đeo khẩu trang) đứng phía sau cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông lên bục phát biểu ngày 8/7. Ảnh: Yomiuri Shimbun.

Một người đàn ông được cho là nghi phạm Tetsuya Yamagami (áo xám, đeo khẩu trang) đứng phía sau cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông lên bục phát biểu ngày 8/7. Ảnh: Yomiuri Shimbun.

Danh tính nghi phạm bắn cựu thủ tướng Abe

Cảnh sát thành phố Nara hôm nay bắt Yamagami Tetsuya, 41 tuổi, nghi phạm bắn cựu thủ tướng Shinzo Abe. Tetsuya khai với cảnh sát rằng anh ta bất mãn với ông Abe và muốn ám sát cựu thủ tướng, theo đài truyền hình Nhật Bản NHK.

Nghi phạm là cựu quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) trong giai đoạn 2002-2005, theo kênh truyền hình Fuji TV.

Giới chức đã thu được một khẩu súng hai nòng tự chế tại hiện trường.

 

Người biểu tình Sri Lanka xông  vào  dinh thử cuộc sống của tổng thống

Hàng nghìn người hôm 9/7 tràn vào dinh thự của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ở thủ đô Colombo yêu cầu ông từ chức trong bối cảnh đất nước đang chìm sâu vào khủng hoảng.

Họ tuyên bố sẽ chỉ rút lui khi tổng thống và thủ tướng từ chức. Nhiều người đã tận dụng quãng thời gian ít ỏi này để trải nghiệm cuộc sống xa hoa bên trong phủ tổng thống.

 
Người biểu tình bơi trong bể bơi của phủ tổng thống ngày 9/7. Ảnh: AFP.

Người biểu tình bơi trong bể bơi của phủ tổng thống ngày 9/7. Ảnh: AFP.

Sri Lanka đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập vào năm 1948. Đất nước thiếu ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc bị hạn chế. Lạm phát tăng vọt lên mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến lên 70% trong những tháng tới. Nhiều người đổ lỗi cho Rajapaksa quản lý kinh tế yếu kém và người dân đã biểu tình ôn hòa trong nhiều tháng để yêu cầu ông từ chức trước khi leo thang thành bạo loạn hôm 9/7.

Do không thể trả khoản nợ nước ngoài lên đến 51 tỷ USD, chính phủ Sri Lanka hồi tháng 4 tuyên bố vỡ nợ và đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đảm bảo một gói cứu trợ. Colombo phải trả nợ trung bình 5 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2026.

Ngày thứ 137 chiến sự: Nga tuyên bố phá hủy kho đạn pháo Ukraine, hạ 100 binh sĩ

“Cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao đã nhắm vào một căn cứ tạm thời của pháo binh Ukraine và kho đạn dược đặt tại một nhà máy gốm sứ ở Slavyansk”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm nay cho biết. “Cuộc tập kích khiến 100 lính Ukraine thiệt mạng và phá hủy hơn 1.000 viên đạn pháo M777 do Mỹ sản xuất”.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Pháo phản lực Nga tập kích mục tiêu Ukraine trong một video công bố ngày 30/6. Ảnh cắt từ video.

Pháo phản lực Nga tập kích mục tiêu Ukraine trong một video công bố ngày 30/6. Ảnh cắt từ video.

Theo Bộ chỉ huy Quân sự Ukraine cho  biết,  Ukraine đã bắn tên lửa và pháo vào các vị trí của Nga, trong đó có cả kho đạn ở khu vực Chornobaivka, 

Tỉnh trưởng Donetsk Pavlo Kyrylenko cáo buộc Nga tối 9/7 nã tên lửa vào một tòa nhà chung cư ở thị trấn Chasiv Yar. Cơ quan cứu hộ cứu nạn hôm nay cho biết cuộc tấn công khiến 15 người thiệt mạng, trong khi 24 người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Nga chưa đưa ra bình luận về cáo buộc từ phía Ukraine.

Ông Kyrylenko cho hay lực lượng cứu hộ ở Chasiv Yar đã dọn gần 99 tấn gạch đá, phế liệu khỏi khu vực chung cư bị sập và hoạt động tìm kiếm vẫn tiếp tục được thực hiện.

Cục diện chiến trường Ukraine sau khi Nga kiểm soát Lysychansk. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine sau khi Nga kiểm soát Lysychansk. Đồ họa: Washington Post.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận 4.889 dân thường thiệt mạng và 6.263 người bị thương sau hơn 4 tháng chiến sự ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.

Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 8,7 triệu người đã rời Ukraine, trong khi hơn 7 triệu người phải di tản trong nước kể từ khi xung đột. 

Mỹ nói Ukraine bắn hơn 3.000 quả đạn pháo 155 mm mỗi ngày

Quan chức Mỹ tiết lộ mức tiêu thụ đạn pháo 155 mm của lực lượng Ukraine, khẳng định Kiev vẫn đủ lượng đạn dự trữ cho chiến sự.

“Lực lượng Ukraine có kho dự trữ rất đáng kể cho đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn. Họ liên tục sử dụng loại đạn này với mức tiêu thụ 3.000 quả/ngày. Quân đội Ukraine chưa cạn đạn pháo”, quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ nói với các phóng viên hôm 8/7.

Pháo M777 Ukraine tham chiến ở tỉnh miền đông Donetsk hồi tháng 5. Ảnh: NY Times.

Pháo M777 Ukraine tham chiến ở tỉnh miền đông Donetsk hồi tháng 5. Ảnh: NY Times.

Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc thông báo sẽ chuyển cho Ukraine gói viện trợ vũ khí mới trị giá 400 triệu USD. Trong số này có 4 hệ thống pháo phản lực tầm trung HIMARS, ba xe cơ giới và 1.000 quả đạn pháo cỡ nòng 155 mm loại mới.

Mỹ hồi giữa tháng 5 thông báo đã chuyển cho Ukraine 89 khẩu pháo M777 cùng lượng lớn đạn dược, một phần của gói hỗ trợ trị giá 800 triệu USD. Ukraine ca ngợi pháo M777 là “loại vũ khí có độ chính xác rất cao và rất hiệu quả”. Tuy nhiên, lực lượng Nga nhiều lần pháo kích các vị trí Ukraine triển khai M777 và phá hủy nhiều khẩu pháo.

Phe ly khai trưng bày xe tăng, tên lửa Ukraine bỏ lại ở Lysychansk

Tại triển lãm được khai mạc ngày 8/7 ở Lysychansk, lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng trưng bày hàng chục xe tăng, thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh, pháo phản lực và các tổ hợp phòng không từ thời Liên Xô hoặc do Ukraine sản xuất.

Một số vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine cũng được trưng bày, trong đó có tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất và NLAW của Anh, thiết giáp Saxon của Anh, súng máy của Czech, đạn cối giảm thanh 60 mm và đạn pháo 155 mm.

Tăng thiết giáp, vũ khí Ukraine bỏ lại được trưng bày trong triển lãm ở Lysychansk ngày 8/7. Video: Reuters.

“Chúng tôi đã đánh bại họ, chúng tôi không cho họ bất cứ cơ hội hay hy vọng nào”, thiếu tướng Yan Leshchenko, chỉ huy dân quân LPR, cho biết. “Chúng tôi sẽ tận dụng những vũ khí còn dùng được và phá hủy số còn lại”.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/7 tuyên bố quân đội nước này và phe ly khai “giải phóng Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR)”. “Các chiến dịch quân sự thành công, lực lượng vũ trang Liên bang Nga và các đơn vị dân quân của LPR kiểm soát hoàn toàn thành phố Lysychansk và các khu định cư gần đó”, thông cáo có đoạn.

Hà  Huy, biên  tập  

Related Posts