Toàn cảnh chiến sự Ukraine sau 6 tháng: Nga chiếm khoảng 20% đất, Ukraine phản công thọc sâu hậu cứ Nga, đàm phán mờ mịt

Bản  đồ chiến sự Ukraine sau 6 tháng  

Sau 6 tháng chiến sự, lực lượng Nga kiểm soát khảong  20% diện  tích  Ukrainee, trong  đó  chiếm  hoàn toàn tỉnh Lugansk và phần lớn tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine, cũng như khai thông hành lang trên bộ từ biên giới tới bán đảo Crimea. Nga hiện gần như không còn duy trì đà tiến công trên chiến trường, mà chủ yếu củng cố phòng thủ tại các vùng lãnh thổ đã chiếm được ở miền đông và miền nam Ukraine. Trong khi đó, quân đội Ukraine tăng cường tập kích bằng vũ khí phương Tây viện trợ, nhằm chuẩn bị cho chiến dịch phản công ở miền nam nước này. 

 
Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 6 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 6 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói rằng Moskva cố ý giảm tốc độ tiến quân ở Ukraine nhằm hạn chế tối đa thương vong dân thường. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá lực lượng Nga “xuống cấp đáng kể” và tinh thần tại nhiều đơn vị đi xuống sau 6 tháng tham chiến tại Ukraine.

Tổng thống Ukraine tuyên bố chiến đấu đến cùng

Ngày  24/08/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm nay phát biểu nhân ngày Quốc khánh: 

“Chúng tôi không quan tâm các ông có quân đội gì, chúng tôi chỉ quan tâm đến vùng đất của mình. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”, 

Ngày 24/8 cũng đánh dấu tròn 6 tháng Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. “Chúng ta đã giữ vững sức mạnh trong 6 tháng. Thật khó khăn nhưng chúng ta đã nắm chặt tay và đang chiến đấu cho số phận của mình. Mỗi ngày mới là một lý do để không bỏ cuộc. Sau hành trình dài như vậy, chúng ta không có quyền bỏ cuộc giữa chừng”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky họp báo tại Kiev ngày 23/8. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky họp báo tại Kiev ngày 23/8. Ảnh: Reuters.

Đề cập Nga, ông nói rằng “chúng tôi sẽ không cố gắng tìm kiếm sự thấu hiểu với những kẻ khủng bố”.

“Đối với chúng tôi, Ukraine là toàn bộ Ukraine. Tất cả 25 tỉnh, không có bất kỳ sự nhượng bộ hay thỏa hiệp nào”, ông Zelensky nói thêm.

Nga lộ điểm yếu ở ‘pháo đài’ Crimea

Không thể ngăn các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào cơ sở quân sự ở Crimea, Nga cho thấy bán đảo này đang trở thành điểm yếu đối với họ.

Suốt nhiều thế hệ, Crimea là “căn cứ sức mạnh” quân sự của Nga ở Biển Đen. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố bán đảo này sẽ mãi mãi thuộc về Nga sau khi ông sáp nhập nó vào lãnh thổ hồi năm 2014.

Nhưng hàng loạt vụ nổ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây nhằm vào các cơ sở quân sự Nga ở Crimea đang cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của bán đảo, cũng như cách Ukraine đang tận dụng điểm yếu đó.

Khói bốc lên từ các vụ nổ gần một căn cứ không quân của Nga ở Crimea hồi đầu tháng. Ảnh: Reuters.

Khói bốc lên từ các vụ nổ gần một căn cứ không quân của Nga ở Crimea hồi đầu tháng. Ảnh: Reuters.

Các nhà phân tích và quan chức quân sự cho biết những cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ do Nga kiểm soát, trong đó có cả trụ sở Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, đã góp phần làm gián đoạn kế hoạch tiến sâu hơn vào miền nam Ukraine của Moskva, khiến họ phải suy nghĩ lại về chiến lược toàn cục.

Đức tuyên bố hỗ trợ Ukraine đến cùng

Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ hỗ trợ Ukraine bất cứ khi nào Kiev cần giúp đỡ trong cuộc xung đột với Nga.

“Đức vẫn luôn ở bên Ukraine lúc này và bất cứ khi nào Ukraine cần”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong video đăng trên Twitter hôm nay. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng những thiết bị quân sự của châu Âu”.

Ông Scholz đưa ra bình luận sau khi chính phủ Đức ngày 23/8 thông báo cung cấp thêm hơn 500 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Các thiết bị quân sự sẽ gồm hệ thống phòng không IRIS-T, xe bọc thép, pháo phản lực, đạn chính xác và thiết bị chống máy bay không người lái.

Quân đội Đức lo cạn kho vũ khí vì viện trợ Ukraine

Giới chức Đức nói rằng hoạt động viện trợ Ukraine đã chạm ngưỡng chấp nhận được với kho dự trữ vũ khí, từ chối đẩy mạnh hỗ trợ Kiev.

“Hoạt động rút kho dự trữ khí tài để viện trợ Ukraine đã chạm ngưỡng chấp nhận được. Không có lý do để tăng cường cung cấp vũ khí từ các kho trong nước, không thể làm suy yếu quân đội thêm nữa”, phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói hôm 22/8.

Nghị sĩ Đức nói Ukraine làm hỏng phần lớn pháo tự hành viện trợ

Nghị sĩ Đức Faber, người vừa thăm Ukraine, cho biết 10 trong 15 pháo tự hành PzH 2000 viện trợ cho Kiev đã hỏng vì bị sử dụng quá nhiều.

“Tôi được Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo là chỉ còn 5 trong 15 pháo tự hành PzH 2000 đủ khả năng hoạt động. Nguyên nhân hỏng hóc không phải từ hỏa lực Nga, mà vì quân đội Ukraine sử dụng chúng quá ồ ạt”, nghị sĩ Đức Marcus Faber cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 12/8, vài ngày sau khi ông đến thăm Ukraine.

Pháo PzH 2000 triển khai tại Ukraine hồi tháng 7. Ảnh: BQP Ukraine.


Cảm xúc lẫn lộn của người Nga sau 6 tháng chiến sự Ukraine

Nhiều người Nga cảm thấy cay đắng khi đất nước bị cô lập vì chiến sự, trong khi số khác cho rằng cuộc chiến ở Ukraine là “cần thiết”.

Sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự vào nước láng giềng Ukraine ngày 24/2, phương Tây đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có với Nga để đáp trả, như cấm nhập dầu thô cùng một số hàng hóa khác từ nước này, chặn Moskva tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu, đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga.

Nửa năm sau khi xung đột bắt đầu, kinh tế Nga dường như đang vận động tốt hơn so với dự báo về tác động của lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, nhiều người Nga vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể. Họ cảm thấy bị cô lập, bởi ngày càng nhiều công ty quốc tế rút khỏi Nga, trong khi các quốc gia phương Tây muốn cấm người Nga nhập cảnh.

Giáo hoàng Francis cảnh báo thảm họa hạt nhân

Giáo hoàng Francis đã kêu gọi tiến hành “các bước đi cụ thể” để chấm dứt xung đột tại Ukraine và đẩy lùi nguy cơ thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Zaporizhzhia, theo Reuters.

Ông cũng gọi những người buôn bán vũ khí kiếm lợi từ chiến tranh là “những kẻ phạm tội tàn sát nhân loại”.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết họ sẽ thị sát nhà máy trong vòng vài ngày tới nếu các cuộc thương thảo diễn ra thành công.

Thủ tướng Anh bất ngờ tới Ukraine, gửi thông điệp tới Tổng thống Putin

Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kyiv hôm nay 24.8 nhân dịp Ukraine kỷ niệm 31 năm ngày độc lập và đúng vào ngày đánh dấu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tròn 6 tháng.

“Người Ukraine có một ý chí kháng cự mạnh mẽ. Và đó là điều mà (Tổng thống Nga Vladimir) Putin đã không thể hiểu được. Các bạn bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, tự do, và đó là lý do tại sao Ukraine sẽ giành chiến thắng”, Thủ tướng Johnson nói trước các phóng viên trong chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kyiv, theo AFP.

Nga tuyên bố phóng tên lửa Kalibr xoá sổ kho tên lửa HIMARS của Ukraine

Nga tuyên bố phóng tên lửa Kalibr xoá sổ kho tên lửa HIMARS của Ukraine
Các lực lượng vũ trang Nga đã phá huỷ một kho đạn của Ukraine ở Odessa bằng tên lửa hành trình Kalibr. Đó là nơi cất giữ tên lửa cho các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ cung cấp, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói với báo chí ngày 21/8.

Đức gặp trở ngại lớn khi tìm nguồn khí đốt thay thế: Canada rất muốn giúp cũng “khó thành”?

Đức gặp trở ngại lớn khi tìm nguồn khí đốt thay thế: Canada rất muốn giúp cũng "khó thành"?
Việc thiếu các thiết bị và cảng phù hợp để tiếp nhận LNG đã khiến Đức gặp nhiều khó khăn khi nhận thêm các nguồn cung khí đốt từ Canada.

Vấn đề khó giải quyết của Đức

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông muốn Canada tăng xuất các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu nhưng thừa nhận việc thiếu cơ sở hạ tầng và thiếu thủ tục chứng nhận thương mại với hàng xuất khẩu của Canada đang cản trở việc thúc đẩy nguồn cung.

“Chúng tôi thực sự muốn Canada xuất khẩu nhiều LNG sang châu Âu hơn”, ông Scholz nói trên CBC News.

Ông Scholz cho biết cần phải tìm ra một phương án khả thi: “Nếu chi phí quá đắt, thương vụ sẽ bất thành”.

Hôm 22/8, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng khí đốt tự nhiên sẽ phải được vận chuyển bằng đường ống từ các mỏ khí đốt ở Tây Canada đến một nhà ga hóa lỏng vẫn chưa được xây dựng trên bờ biển Đại Tây Dương để cung cấp cho châu Âu.

Mùa đông khắc nghiệt và cuộc chiến kéo dài sẽ là những thách thức lớn đối với cam kết ủng hộ “không giới hạn” của châu Âu dành cho Ukraine.

Vài tháng tới sẽ là giai đoạn khó khăn nhất đối với các nước châu Âu kể từ khi xung đột nổ ra. Khi mùa đông lạnh giá tới, người dân châu Âu sẽ cảm nhận rõ cuộc khủng hoảng vật giá và năng lượng, có thể khiến nhiều người phải lựa chọn giữa sưởi ấm và thực phẩm.

Nỗ lực hỗ trợ Ukraine của phương Tây, đặc biệt là châu Âu, có thể sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong thời gian tới, theo giới quan sát. Hầu hết các quan chức thừa nhận rằng không ai hiểu rõ xung đột sẽ kết thúc thế nào.

EU đang bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông, giá cả tăng gấp nhiều lần, chất lượng cuộc  sống giảm sút, lúc đó các đảng phái sẽ có cuộc lựa chọn, co nên tiếp tục ủng hộ Ukraine nữa hay không ? 

Hà Huy,  biên tập 

Related Posts