Sức hút của xu thế đa phương tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Thượng Hải ( SCO ) làm Mỹ và phương Tây nóng mặt

Baoquocte.vn. Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 22 từ ngày 15-16/9 tại Samarkand, Uzbekistan được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử không chỉ về quy mô mà cả các kết quả đạt được. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế căng thẳng và biến động mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới phục hồi yếu và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực, dịch bệnh vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.

Trong lịch sử 21 năm kể từ khi ra đời (năm 2001) đến nay, chưa bao giờ các hoạt động trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lại thu hút sự quan tâm của thế giới như Hội nghị Thượng đỉnh SCO lần này.

Các nhà lãnh đạo các nước tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Các nhà lãnh đạo các nước tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Chính xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn trong định hình trật tự thế giới mới cùng hợp tác ngày càng thực chất và sâu rộng trong khuôn khổ SCO đã đem lại vị thế và tầm vóc mới cho SCO trên “bàn cờ” địa-chính trị quốc tế.

Khởi thủy từ “Nhóm Thượng Hải 5” gồm Trung Quốc, Nga và ba quốc gia Trung Á, hình thành năm 1996, SCO chính thức ra đời năm 2001. Sau 21 năm tồn tại và phát triển, SCO hiện là tổ chức khu vực lớn nhất thế giới với tám quốc gia thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, Ấn Độ và Pakistan. Hiện SCO chiếm tới 60% diện tích lục địa Á-Âu, 40% dân số và 30% tổng GDP toàn cầu. Với vị thế quan trọng như vậy nên bất kỳ dàn xếp mới nào liên quan đến các vấn đề an ninh, chính trị toàn cầu đều không thể không tính đến SCO.

Những quyết định quan trọng

Tại Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới, SCO sẽ thông qua nhiều quyết định quan trọng không chỉ liên quan đến sự phát triển lâu dài của tổ chức này, mà còn đến vai trò và vị thế của SCO trong trật tự toàn cầu mới.

Thứ nhất, về mở rộng thành viên. Tại Hội nghị thượng đỉnh Samarkarnd, SCO sẽ chính thức quyết định kết nạp Iran là thành viên của tổ chức. Đây được xem là sự thách thức trực tiếp của SCO đối với Mỹ và phương Tây. Bên cạnh đó, SCO dự kiến sẽ chấp thuận và đồng ý tiến hành các thủ tục để Belarus-quốc gia thân Nga và hiện đang bị phương Tây coi là “thù địch”, sớm gia nhập SCO. Ngoài ra, SCO dự kiến chính thức chấp thuận đề nghị trở thành đối tác đối thoại của một số quốc gia Trung Đông, vốn được xem là đồng minh thân cận của Mỹ như Ai Cập, Qatar, Saudi Arabia và nâng quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ-quốc gia thành viên NATO, lên quy chế quan sát viên.

Thứ hai, về nâng tầm ảnh hưởng của SCO trên trường quốc tế. Do đại dịch Covid-19 nên kể từ năm 2019 đến nay, SCO mới tổ chức được cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên.

Cuộc họp năm nay là cuộc họp lớn nhất trong lịch sử của tổ chức này với sự tham dự của 15 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ thành viên, quan sát viên, đối tác đối thoại và người đứng đầu các tổ chức quốc tế.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và phương Tây với Nga và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng thì SCO, với tiếng nói độc lập của mình cộng với vai trò và ảnh hưởng vượt trội của Nga và Trung Quốc trong tổ chức, đang được xem là công cụ đối trọng quan trọng với trật tự thế giới hiện hành do Mỹ và phương Tây chi phối.

Thứ ba, về các sáng kiến và biện pháp thúc đẩy hợp tác và liên kết trong SCO. Khi mới ra đời, nhiệm vụ chính của SCO là bàn thảo các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh biên giới giữa Trung Quốc, Nga với một số nước láng giềng Trung Á. Tuy nhiên, sự hợp tác này đã mau chóng mở rộng sang hàng loạt lĩnh vực khác.

Theo dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh SCO năm nay sẽ thông qua Tuyên bố Samarkand cùng khoảng 30 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, số hóa, giao thông, truyền thông, phát triển công nghệ tiên tiến, văn hóa và thể thao.

Đáng chú ý, SCO dự kiến sẽ thông qua bản lộ trình “phi USD hóa”, theo đó, các quốc gia thành viên tăng cường sử dụng đồng nội tệ của mình và giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán với nhau.

Quyết định này làm cho Mỹ và các nước phương Tây nóng mặt. Vì đây chính là một trong những yếu tố làm giảm giá trị đồng USD và đồng Euro. 

 

Huy Thắng, biên tập 

Related Posts