Toàn cảnh chiến sự ngày 19/09: Ukraine giải phóng trên 6.000 km2; Nga tập kích 117 mục tiêu; Chiến sự có thể kéo dài đến 2030 ?

Quân đội Ukraine gần đây mở đợt phản công chớp nhoáng tại tỉnh Kharkov, vùng đông bắc nước này, tuyên bố tái kiểm soát 6.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng 9. Bộ Quốc phòng Anh hôm nay công bố báo cáo tình báo nói rằng Ukraine đang tiếp tục chiến dịch ở vùng đông bắc trong khi Nga đang thiết lập tuyến phòng thủ giữa sông Oskil và thành phố Svatove của tỉnh Lugansk.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ đánh giá “Ukraine lật ngược tình thế sang hướng có lợi cho họ, song cuộc phản công hiện tại không thể kết thúc chiến sự”.

Anh nói Nga mở rộng tấn công tên lửa vào Ukraine

Anh nói quân đội Nga đang tăng cường quy mô tấn công tên lửa, mở rộng chủng loại mục tiêu nhằm đối phó cuộc phản công của Ukraine.

Nga đã phóng hàng nghìn tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Ukraine kể từ ngày 24/7. Sau khi đối mặt những bước lùi trên chiến trường, Nga nhiều khả năng đã mở rộng phương án tấn công, bổ sung thêm nhiều địa điểm tập kích nhằm làm suy yếu nhuệ khí của chính phủ và người dân Ukraine”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong báo cáo tình báo hàng ngày được công bố hôm nay, 19.09.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr từ Biển Đen vào mục tiêu tại Ukraine hồi tháng 3. Ảnh: BQP Nga.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr từ Biển Đen vào mục tiêu tại Ukraine hồi tháng 3. Ảnh: BQP Nga.

Quân đội Anh cho rằng lực lượng Nga đã tăng cường tập kích cơ sở hạ tầng dân sự suốt 7 ngày qua, trong đó có những đòn đánh nhằm vào mạng lưới điện trên khắp lãnh thổ Ukraine và một đập nước trên sông Inhulets ở thành phố Kryvyi Rih, quê nhà của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Riêng ngày 18.09 Nga tuyên bố đã tấn công 117 mục tiêu quân sự của Ukraine bằng các loại vũ khí chính xác cao, hạ thổ 230 binh sĩ.

Tình hình nhà máy điện hạt nhân

Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc Ukraine tiếp tục pháo kích gần nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia ngày 18/9. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định quân đội nước này không nhắm vào cơ sở.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm nay cho biết nhà máy Zaporizhzhia do Nga kiểm soát đã được kết nối lại với lưới điện Ukraine, hai tuần sau khi nó bị ngắt kết nối.

TT Putin nói: Hãy chờ xem Ukraine phản công đến đâu và kết quả của nó ra sao?

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định cục diện chiến trường về cơ bản không thay đổi và quân đội không muốn hành động vội vã. Ông nói Nga tiến quân chậm, song có tính hệ thống và từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn.

“Tổng thống Putin chắc chắn muốn tiếp tục cuộc xung đột này, nhưng ông ấy chủ yếu đang hành động với ý niệm rằng quân đội Nga đang chiến thắng và cuối cùng sẽ giành chiến thắng”, Michael Kofman, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA), trụ sở ở Arlington, Mỹ, nhận định.

Tuy vậy, khi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trong đó ông Putin thừa nhận cũng muốn ‘mọi thứ kết thúc càng sớm càng tốt’.

Nói về cuộc phản công của Ukraine, ông Putin nói hãy chờ xem cuộc phản công này đến đâu và chờ kết của của nó ra sao.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan, ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan, ngày 16-9 – Ảnh: REUTERS© MINH KHÔI

Trong cuộc gặp ngày 16-9, ông Modi nói với ông Putin rằng bây giờ không phải là thời điểm cho chiến tranh, trong khi an ninh lương thực, phân bón và nhiên liệu mới là những mối quan tâm lớn của thế giới hiện nay.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 6 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Tổng thống Ukraine nhận định về khả năng chấm dứt chiến sự

Tổng thống Zelensky nói còn quá sớm để cho rằng cục diện chiến sự đã thay đổi, dù lực lượng Ukraine giải phóng thần tốc nhiều lãnh thổ đông bắc.

“Còn quá sớm để nói về việc chấm dứt cuộc xung đột này”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn Reuters hôm 16/9.

Lãnh đạo Ukraine ca ngợi đợt phản công nhanh chóng của các lực lượng nước này, giúp Kiev tái kiểm soát nhiều lãnh thổ ở khu vực đông bắc, song bác bỏ các ý kiến cho rằng cuộc xung đột đã kéo dài gần 7 tháng đang dần bước vào hồi kết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Izyum, Kharkov, hôm 14/9. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Izyum, Kharkov, hôm 14/9. Ảnh: AFP.

Tổng thống Zelensky thừa nhân: Kết quả của cuộc xung đột Nga – Ukrraine phụ thuộc nhiều vào việc các nước nhanh chóng chuyển giao vũ khí để hỗ trợ Kiev.

Theo Tổng thống Ukraine, nguồn cung vũ khí nước ngoài tới đất nước của ông sẽ giảm nếu Kiev không tiến hành đợt phản công và việc tái kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ sẽ gây ấn tượng với các quốc gia.

“Tôi nghĩ đây là bước rất quan trọng có ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng đến quyết định của một số nước”, ông Zelensky nói.

Nga công bố số vũ khí phương tiện quân sự Ukraine bị thiệt hại

Kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt 24/02 đến ngày 18.09, Nga đã bắn cháy và phá huỷ : 448 máy bay các loại, 1973 máy bay không người lái, 375 hệ thống phòng không, 4.998 xe tăng và xen bọc thép, 837 hệ thống tên lửa phóng loạt, 3.393 các loại pháo cối các loại, trên 2.600 phương tiện xe cơ giới quân sự, … 

Phía Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.

Ukraine chỉ trích Đức không chuyển xe tăng

Ngoại trưởng Kuleba chỉ trích Đức vì không chuyển xe tăng, cho rằng Ukraine không có những thứ họ cần nhất trong lô vũ khí đã và sắp được giao.

“Chúng tôi yêu cầu xe tăng chủ lực Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder, Đức cung cấp thiết giáp chở quân Dingo”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong cuộc phỏng vấn được tờ Frankfurter Allgemeine đăng ngày 16/9.

Bình luận của ông Kuleba được công bố sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht ngày 15/9 thông báo nước này sẽ chuyển cho Ukraine hai tổ hợp pháo phản lực MARS II, 200 tên lửa và 50 thiết giáp chở quân Dingo.

Xe tăng chủ lực Leopard 2 của Đức dàn đội hình trong cuộc diễn tập tại Munster tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Xe tăng chủ lực Leopard 2 của Đức dàn đội hình trong cuộc diễn tập tại Munster tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Dù Ukraine nhiều lần đề xuất, Đức tới nay từ chối chuyển xe tăng chủ lực Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder. Giới chức Đức cho biết chưa có đồng minh nào của họ chuyển xe tăng chủ lực do phương Tây sản xuất cho Ukraine, đồng thời khẳng định Berlin sẽ “không đi một mình” trong chuyển giao vũ khí cho Kiev.

Đức đã chuyển cho Ukraine 24 hệ thống phòng không tự hành Gepard, 10 lựu pháo tự hành PzH 2000, khoảng 3.000 quả đạn chống tăng Panzerfaust 3 cùng 900 ống phóng, 500 tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger và 2.700 tên lửa phòng không Strela từ thời Liên Xô, cùng nhiều vũ khí cá nhân, đạn dược và vật tư quân sự khác.

Thủ tướng Hungary dự báo xung đột Nga-Ukraine có thể kéo dài đến năm 2030 ?

Baoquocte.vn. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng cho rằng sự can thiệp của phương Tây đã biến xung đột Nga-Ukraine “mang tính toàn cầu”.

(09.18) Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng xung đột Nga-Ukraine đã mang tính toàn cầu và có thể kéo dài tới năm 2030. (Nguồn: MTI/MTVA)
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. (Nguồn: MTI/MTVA)

Tờ Nepszava (Hungary) ngày 18/9 cho biết, trong cuộc họp kín mới đây của đảng Liên minh Dân sự Hungary-Fidesz, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ kéo dài đến năm 2030 và Kiev có thể sẽ mất một phần ba hoặc một nửa lãnh thổ.

Theo ông, phương Tây đã khiến xung đột Nga-Ukraine trầm trọng hơn: “Xung đột ở Ukraine lẽ ra chỉ mang tính cục bộ, nhưng phương Tây đã biến xung đột này mang tính toàn cầu”.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts