Nghệ An: Bắt được cá Mặt trăng nặng hơn 100 kg

Trong lúc đánh cá, ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã đánh bắt được một con cá Mặt trăng nặng hơn 1 tạ.

bat-duoc-ca-mat-trang-quy-nang-hon-1-ta

Cá mặt trăng do anh Nguyên Văn Quang đánh bắt được

Ngày 7/5, khi đang đánh bắt ở vùng biển Nghệ An, tàu cá do anh Nguyễn Văn Quang (29 tuổi, trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm thuyền trưởng bất ngờ phát hiện một con cá có kích thước rất lớn vướng vào lưới.

Phải mất hơn 2 giờ, các thuyền viên mới đưa được con cá lên tàu. Các thuyền viên sau đó phát hiện đây là loài cá Mặt trăng quý hiếm. Anh Quang giao các thuyền viên ướp lạnh con cá và cho tàu quay vào bờ.

 Bắt được cá Mặt trăng, các ngư dân quay tàu ngay vào bờ.

Bắt được cá Mặt trăng, các ngư dân quay tàu ngay vào bờ.

Anh Quang cho hay: “Tôi cùng các thuyền viên trên tàu phải mất hơn 2 tiếng mới đưa được cá Mặt trăng lên khoang thuyền. Đi biển nhiều năm rồi nhưng đây lần đầu tiên tôi đánh được con cá có kích thước lớn như vậy”.

Cùng ngày, tàu anh Quang đã cập bến, cân đo cá Mặt trăng quý hiếm xác định cá nặng hơn 1 tạ, dài gần 2m.

Con cá nặng hơn 1 tạ.
Con cá nặng hơn 1 tạ.

Trong những năm trở lại đây, cá Mặt trăng liên tục mắc lưới ngư dân ở khu vực thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Loài cá

Anh Quang đang tìm cách liên lạc với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với mong muốn được đưa con cá này về bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.

Một số thông tin về cá Mặt trăng trong sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ Việt Nam, trang 322, ghi rõ: Cá Mặt trăng thuộc loại động vật rất quý hiếm. Nó có thân hình bầu dục tròn, rất đẹp hai bên. Miệng rất nhỏ. Vây lưng và vây hậu môn ngắn nhưng rất cao, gần như đối xứng nhau. Vây ngực nhỏ, hình tròn. Vây đuôi thấp nhưng dài, bao quanh cả phía sau thân, mép ngoài của vây chỉ hơi lượn sóng. Da thô, mỏng, không phủ vảy. Không có đường bên. Mặt và khe mang nhỏ.

Cá Mặt trăng trong sách đỏ Việt Nam
Cá Mặt trăng trong sách đỏ Việt Nam

Cá mặt trăng phân bố ở các vùng biển nhiệt đới. Khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía Bắc và phía Namxích đạo. Những ngày đẹp trời và ít sóng gió chúng thường nổi lên để hở một phần thân và vây lưng khỏi mặt nước để bắt động vật phù du. Khi có mưa to, gió lớn hoặc lúc đuổi mồi, chúng lật ngang thân trong nước dùng vây lưng và vây hậu môn bơi rất nhanh.

Cá Mặt trăng thuộc vào loại cá nổi đại dương, phân bố rộng. Trong vùng biển Việt Nam mới chỉ phát hiện một lần ở Vịnh Bắc bộ. Loài này có thân hình lớn nên có ý nghĩa kinh tế, dễ bị phát hiện và bị săn bắt. Do hình dạng độc đáo và ít gặp nên cá Mặt trăng cũng là hiện vật qúy và hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển.

Cấm hoàn toàn việc khai thác cá Mặt trăng bằng mọi hình thức. Nếu bắt được cần thả ngay khi chúng còn sống.

Nguyễn Duy

( Theo Dân Trí )

Related Posts