EU: EU vẫn lúng túng giữa dòng người nhập cư lẫn khủng bố

Theo Tổ chức nhân đạo Liên hợp quốc, năm 2016 có khoảng 5.000 chết ở Địa Trung Hải trên đường di cư đến châu Âu, thế nhưng dòng người tị nạn đổ về đây vẫn không ngừng tăng lên gây không ít khó khăn cho các nước tiiesp nhận, không những thế nạn khủng bố , hiếp dâm, trộm cắp, cướp dật liên tiếp xảy ra đã uy hiếp tình hình an ninh trật tự xã hội ở các nước EU.

148219704628183-3-copy

Cuộc khủng hoảng người di cư có lẽ vẫn là một trong những “hồ sơ gai góc” của châu Âu trong năm 2017 khi EU vẫn đang lúng túng.

Người di cư tại Munich, miền nam Đức ngày 6/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát 2 năm trước tới thời điểm này vẫn được coi là một trong những vấn đề nhức nhối nhất Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt. Dù số người nhập cư vào châu Âu năm 2016 có giảm so với năm trước, song những tác động nặng nề của làn sóng di cư đối với đời sống kinh tế-xã hội châu Âu, cũng như những hệ lụy chưa thể lường hết của nó, đang tiếp tục làm đau đầu giới lãnh đạo EU.

Thậm chí, chủ đề người di cư đang được xem là một “con bài” tác động tới lá phiếu của cử tri trong nhiều cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý đã và sẽ diễn ra ở châu Âu.

Chưa có thuốc đặc trị

Hàng loạt biện pháp, kể cả trên quy mô toàn EU lẫn trong nội bộ từng nước thành viên, đã được áp dụng nhằm kiềm chế dòng người nhập cư trái phép đổ về châu Âu. EU không ngần ngại huy động thêm lực lượng, chi những khoản tiền lớn, từ củng cố biên giới ngoại khối đến tài trợ kinh tế cho các nước liên quan để đổi lại sự hợp tác.

Nhìn chung, các biện pháp trên phần nào đã kiềm chế được dòng người di cư đến “lục địa già”. Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tính đến tháng 9 vừa qua, số người di cư tìm cách vào châu Âu qua Địa Trung Hải đã giảm hơn 40%. Các chiến dịch truy quét và phá hủy tàu thuyền của các tổ chức buôn người cũng như hoạt động tuần tra thường xuyên trên các tuyến đường biển của châu Âu bắt đầu phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, những “phương thuốc” được đưa dù khá tốn kém song mới chỉ có tác dụng tạm thời theo kiểu “chữa cháy” trong ngắn hạn chứ chưa giải quyết được tận gốc cuộc khủng hoảng, vốn là nguyên nhân gây bất đồng không chỉ giữa các nước EU mà còn trong cả nội bộ các nước thành viên. Chẳng những thế, “tác dụng phụ” của những phương thuốc này bắt đầu bộc lộ rõ.

Biện pháp áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn, vốn được EU xem là cách để các nước cùng thể hiện tinh thần đoàn kết và trách nhiệm chia sẻ gánh nặng chung, ngay từ đầu đã vấp phải sự phản đối gay gắt của một số nước thành viên Đông và Trung Âu. Hai nước Hungary và Slovakia thậm chí còn khiếu nại lên Tòa án Công lý châu Âu để phản đối kế hoạch tái định cư 160.000 người di cư trong toàn EU, khiến việc phân bổ người tị nạn khó có thể hoàn tất theo dự kiến vào tháng 9 năm tới.

Thỏa thuận “một đổi một” về người tị nạn với Thổ Nhĩ Kỳ đạt được hồi tháng 3 vừa qua, lúc đầu cũng giúp giảm phần nào đó lượng người từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ vào Hy Lạp. Tuy nhiên, thỏa thuận này đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi trung tuần tháng 7.

Bất đồng giữa hai bên xung quanh hoạt động trấn áp của chính quyền Ankara hậu đảo chính càng đẩy EU và Thổ Nhĩ Kỳ vào “vòng luẩn quẩn” của những cáo buộc và đe dọa lẫn nhau. Ankara cảnh báo sẽ mở cửa biên giới cho người di cư tràn vào châu Âu nếu EU không thực hiện cam kết miễn thị thực cho công dân nước này.

Trong khi đó, bối cảnh chính trị hiện nay với việc các lực lượng theo chủ nghĩa dân túy lợi dụng tâm lý lo sợ, phản đối người nhập cư tại châu Âu để kích động tư tưởng cực đoan, sẽ ngăn cản EU trao quy chế miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Những biện pháp riêng lẻ của Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy… nhằm đối phó với dòng người di cư trái phép, như tăng cường kiểm soát cửa khẩu, đóng cửa biên giới, siết chặt các điều kiện xét đơn tị nạn, tuy có thể giảm áp lực người di cư, song lại làm nảy sinh mâu thuẫn với nước láng giềng. Khối tự do đi lại Schengen chưa thể vận hành trở lại do các nước EU liên tục gia hạn quy định siết chặt kiểm soát biên giới, khiến “giấc mơ” về một châu Âu không còn ngăn cách ngày càng xa vời. À

Những hệ lụy khó lường

Dù dòng người nhập cư vào châu Âu có xu hướng giảm, song số người thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải năm 2016 đã tăng gần 25% so với năm ngoái, lên mức kỷ lục 5.000 người. Những thảm kịch xảy ra như cơm bữa trên hành trình vượt biển bằng những chiếc thuyền thô sơ với số người nhồi nhét quá tải và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đang khiến năm 2016 trở thành “năm chết chóc” nhất trên biển Địa Trung Hải đối với người di cư và tị nạn.

Hiện trường vụ đâm xe tối 19/12 tại thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: EPA/TTXVN
Khi các nước EU tiếp tục tranh cãi gay gắt về hạn ngạch tiếp nhận, hàng trăm nghìn người di cư đang mắc kẹt tại các trại tị nạn đã quá tải ở Hy Lạp và Italy, cửa ngõ của EU, tạo ra những thách thức khó giải quyết đối với chính quyền sở tại. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi khoảng 90% số trẻ em đến Italy trong năm 2016 không có bố mẹ đi cùng, và có khoảng 10.000 trẻ “biến mất” khỏi các trại tị nạn và trung tâm tiếp nhận người di cư tính từ đầu năm đến nay.

Làn sóng nhập cư ồ ạt không những khiến các nước EU lúng túng, mà còn làm xuất hiện tư tưởng bài ngoại ở một số nơi. Tại Bulgaria, người dân biểu tình yêu cầu cách ly người nhập cư, trong khi đảng cực hữu ở Pháp kêu gọi chấm dứt giáo dục miễn phí cho con em người nước ngoài nhập cư trái phép vào nước này. Đặc biệt, hàng loạt vụ tấn công khủng bố và bạo lực ở châu Âu có liên quan tới người nhập cư và tị nạn, đang khiến tâm lý “bài nhập cư” ngày càng gia tăng ở các nước EU.

Từ vụ khoảng 1.200 phụ nữ Đức bị tấn công tình dục trong đêm Giao thừa 2016 ở hàng loạt thành phố, đến những vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ tháng hồi tháng 3, tấn công bằng xe tải ở Pháp hồi tháng 7… thủ phạm đều được xác định là người nhập cư.

Ngay cả nước Đức, quốc gia đi đầu trong việc tiếp nhận người nhập cư, cũng không tránh được những vụ tấn công tương tự. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ những phần tử Hồi giáo cực đoan có thể đội lốt người di cư đến châu Âu để thực hiện các vụ tấn công khủng bố.

Ngoài các thách thức về an ninh và xã hội, cuộc khủng hoảng di cư còn kéo theo các nguy cơ chính trị, tác động tới nhiều nước châu Âu. Tâm lý phản đối người nhập cư được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit (Anh lựa chọn rời khỏi EU) gây chấn động.

Kết quả một loạt cuộc bầu cử ở châu Âu, trong đó có thất bại của liên minh cầm quyền ở Đức trong cuộc bầu cử cấp bang, cùng với sự thắng thế cùa các đảng cực hữu chống người di cư trên chính trường nhiều nước châu Âu, đang cho thấy “bài toán” người di cư ngày càng trở nên hóc búa.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến làn sóng di cư – các cuộc xung đột, chiến tranh và nghèo đói, đặc biệt tại Trung Đông và Bắc Phi – vẫn chưa được giải quyết. Chừng nào các quốc gia ở khu vực lân cận châu Âu còn chìm trong bạo lực, bất ổn và khủng hoảng, thì chừng đó không thể nghĩ tới chuyện giảm lượng người tìm đường tị nạn tới châu Âu.

Rõ ràng cuộc khủng hoảng di cư được xem là tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai vấn đang tiếp tục gây bất ổn “lục địa già”. Những lúng túng của EU trong việc giải quyết vấn đề người di cư một lần nữa bộc lộ những chia rẽ, rạn nứt trong nội bộ khối. Trong bối cảnh EU còn quá nhiều mối bận tâm, bao gồm cả vấn đề an ninh, nguy cơ khủng bố, kinh tế phục hồi chưa bền vững, cuộc khủng hoảng người di cư có lẽ vẫn là một trong những “hồ sơ gai góc” của châu Âu trong năm 2017.

Related Posts