Hội thảo lớn về cuốn sách ” UnSICHTBAR” Vô HÌNH, các hiện thực Việt-Đức

Buổi chiều ngày 25.04.2017, tại Hội trường 1, quỹ Friedrich- Ebert-Stiftung trên đường Hiroshimastraße 17, 10785 Berlin đã diễn ra một cuộc Hội thảo lớn về cuốn sách UnSICHTBAR, theo nghĩa Việt Nam là Vô HÌNH, một cuốn sách viết về cộng đồng người Việt Nam rất hữu hình nhưng vẫn còn ” Vô hình” với đa số người dân và chính trị nước Đức 

Tham gia Hội thảo có khoảng trên 300 người, trong đó có nhiều học giả về nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội và chính trị…

Đặc biệt có bà Aydan Özoguz, Nghị sĩ liên bang, Quốc vụ khanh Chính phủ CHLB Đức về Di dân, Ty nạn, và Hội nhập đã đến dự và phát biểu đánh giá cao về cuốn sách.

Cuốn sách vói sự tham gia của 20 tác giả, với góc nhìn ở các khía cạnh xã hội khác nhau và những thực tế đã trải qua kể cả đau buồn, vất vả, đắng cay, hận thù, … đã được thể hiện.

Chương trình hội thảo diễn ra rất hấp dẫn bởi các Mc là Phạm Thị Minh Khai, Diễn viên kiêm Đạo diễn và Trần Duy, Nhà báo của Đài truyền hình và phát thanh MDR.

Trong Hội thảo, sau lời chào mừng của ngài Günther Schultze, Trưởng phòng Đối thoại Di dân và Hội nhập của Quỹ Friedrich-Ebert; Ngài Arnd Kolb, Giám đốc điều hành DOMID e,V. và ông Thanh Long, Dự án ” Vô hình”; và việc giới thiệu về cuốn sách của ngài Bengü Kocatürk-Schuster và Phương Thảo, cộng tác viên khoa học của DOMID e.V. cùng TS. Sascha Wölk, đồng chủ biên cuốn sách;  một số tác giả đồng thời là nhân chứng của quá trình người Việt Nam đến Đức đã đối thoại trực tiếp.

Các tác giả trực tiêp đối thoại là :

  • Nguyễn Đỗ Thịnh, Người sáng lập hội ” Diên Hồng ” ở Rostock, Công nhân hợp tác lao động theo hiệp định Việt Nam và CHDC Đức.
  • TS. Y học Hoàng Thị Mỹ Lâm, một thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam
  • Đào Diệu Linh, Thạc sĩ, người đồng sáng lập Sáng kiến sinh  viên ” Bàn tròn Việt Nam ” Đại học Humboldt Berlin
  • Nguyễn Thị Hồng Thu, FES Việt Nam, người hồi hương về Việt Nam
  • Bà Phạm Khuê, Biên tập viên chính trị của tuần báo ” Die Zeit / Thời Đại ” , tác giả cuốn sách ” Chúng tôi người Đức mới “
  • Trần Quỳnh, Nhà báo ( chủ yếu viết cho báo FAZ )
  • GS.TS. Birgitt Röttger-Rössler , Đại học tự do Berlin, Phát ngôn viên Dự án nghiên cứu ” Xã hội tình cảm, các cơ năng của đời sống xã hội trong thế giới đang vận động”
  • TS. Tạ Thị Minh Tâm, Bệnh viện Tâm thần và trị liệu tâm lý, Charité
  • GS.TS Karin Weiss, Nguyên đặc phái viên Hội nhập Bang Brandenburg
  • TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – CIEM, cựu học sinh ở Moritzburg ( năm 1955, thời CHDC Đức )
  • TS. Ann-Julia Schaland, Nghiên cứu viên tại Viện Kinh tế thế giới Hamburg ( HWWI )
  • Vũ Mạnh Quỳnh, Luật sư, TPHCM
  • TS. Jörn Kasbohm , Đại học Greifswald

Đây là cuộc Hội thảo với ý nghĩa để hiểu về lich sử của người Việt Nam đến Đức, nhìn nhận đúng hiện thực về cộng đồng người Việt với hơn 176.000 người Đức và có đánh giá đúng những đóng góp của khối cộng đồng Việt vào xã hội, kinh tế, chính trị của nước Đức .

Rất đáng tiếc, trong hội thảo này có một ý kiến phát biểu của TS. Y học Hoàng Thị Mỹ Lâm ( Thuyền nhân ) đã phát biểu thiếu tính xây dựng mang nặng nỗi hằn học oán thù mặc dù câu chuyện đã qua đi hơn 40 năm.

Bài và ảnh, Huy Thắng-BVD

[images cols=”three” lightbox=”true”]
[image link=”20241″ image=”20241″]
[image link=”20238″ image=”20238″]
[image link=”20237″ image=”20237″]
[/images] [images cols=”three” lightbox=”true”]
[image link=”20241″ image=”20241″]
[image link=”20238″ image=”20238″]
[image link=”20237″ image=”20237″]
[image link=”20242″ image=”20242″]
[image link=”20243″ image=”20243″]
[image link=”20244″ image=”20244″]
[image link=”20245″ image=”20245″]
[image link=”20246″ image=”20246″]
[image link=”20247″ image=”20247″]
[/images]

[images cols=”three” lightbox=”true”]
[image link=”20199″ image=”20199″]
[image link=”20200″ image=”20200″]
[image link=”20201″ image=”20201″]
[image link=”20202″ image=”20202″]
[image link=”20203″ image=”20203″]
[image link=”20204″ image=”20204″]
[image link=”20205″ image=”20205″]
[image link=”20206″ image=”20206″]
[image link=”20207″ image=”20207″]
[image link=”20208″ image=”20208″]
[image link=”20209″ image=”20209″]
[image link=”20210″ image=”20210″]
[image link=”20211″ image=”20211″]
[image link=”20212″ image=”20212″]
[image link=”20213″ image=”20213″]
[image link=”20214″ image=”20214″]
[image link=”20215″ image=”20215″]
[image link=”20216″ image=”20216″]
[image link=”20217″ image=”20217″]
[image link=”20218″ image=”20218″]
[image link=”20219″ image=”20219″]
[/images]

 

Related Posts