Dấu hiệu Thế chiến III đã bắt đầu bùng nổ?

BVD – Wonders List liệt kê một số dấu hiệu cho thấy Thế chiến III đã bắt đầu bùng nổ.

Theo Wonders List, một trong những dấu hiệu cho thấy Thế chiến III đã bắt đầu bùng nổ thể hiện ở thị trường vũ khí. Vũ khí là một trong những ngành công nhiệp lớn nhất thế giới với tổng giá trị thương mại vượt mức 1 nghìn tỷ USD mỗi năm, và giá trị thương mại năm sau luôn vượt quá năm trước. Ảnh: WL.

Thế giới đơn cực không còn tồn tại nữa. Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và công nghệ kỹ thuật, Trung Quốc có thể “đối đầu” với Mỹ trong vài năm tới. Ảnh: WL.

Các tổ chức quốc tế trên thế giới hiện nay, chẳng hạn như Liên Hợp Quốc, dường như không thể ngăn chặn được một cuộc chiến tranh xảy ra. Ảnh: WL.

Sau “Mùa xuân Ả-rập”, Ai Cập theo chế độ độc tài quân sự trong khi một số quốc gia khác như Syria và Libya chìm trong bất ổn. Không ai biết được rằng khi nào tình hình tại những quốc gia này mới được kiểm soát và liệu tình trạng xung đột có tràn sang các quốc gia láng giềng hay không. Ảnh: WL.

Thế giới đang đối mặt với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu, nhất là sự lộng hành của phiến quân IS, cũng như các cuộc xung đột xuyên lục địa. Ảnh: WL.

Khi quân đội Mỹ “xâm lược” Iraq vào đầu thập niên trước, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã tuyên bố rằng đây là thời điểm bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới nữa. Ảnh: WL.

Biển Đông cũng là một “điểm nóng” trên thế giới. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Trong những năm gần đây, Washington đã tiến hành nhiều hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh. Ảnh: WL.

Thế giới Hồi giáo chia hai thành nhóm Shiite và Sunni. Sự bất đồng vẫn tồn tại gay gắt giữa người Sunni và Shiite trong suốt nhiều năm. Có thể nói, toàn bộ khu vực Trung Đông lúc này đang nằm trên một “quả bom” nguy hiểm. Ảnh: WL.

Các cuộc chiến tranh luôn có sự thách thức và đối đầu giữa hai khối sức mạnh. Chẳng hạn như, Syria và Iraq đang trở thành vùng chiến sự “ủy nhiệm” cho hai khối sức mạnh. Một bên là Nga và đồng minh ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hỗ trợ lực lượng nổi dậy Syria. Ảnh: WL.

(kienthuc)

Related Posts