Nhìn lại 3 ngày Đối thoại Shangri-La 2018 về đảm bảo hòa bình, ổn định

BVD – Đối thoại Shangri-La 17 chiều nay chính thức bế mạc, khép lại 3 ngày họp với 5 phiên thảo luận toàn thể bàn về những vấn đề an ninh nóng của khu vực.

Đây là Đối thoại Shangri-La có sự tham dự của nhiều Bộ trưởng Quốc phòng nhất, với 40 Bộ trưởng từ 50 quốc gia- là cơ hội để các nước nêu ra những thách thức an ninh mới mà khu vực đang phải đối mặt, từ đó đề ra các hình thức hợp tác để đảm bảo một khu vực châu Á Thái Bình Dương ổn định,  hòa bình và phát triển thịnh vượng. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu  tham dự các phiên thảo luận và có nhiều đóng góp vào chương trình nghị sự chung của hội nghị.

nhin lai 3 ngay doi thoai shangri la 2018 ve dam bao hoa binh, on dinh hinh 1
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Phiên toàn thể thứ 3 của Đối thoại Shangri-La 17. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Đối thoại Shangri-La 2018 bắt đầu với bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đề cập tầm nhìn về khu vực Ấn  Độ-Thái Bình Dương , sau đó là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng một số nước cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ trong chính sách về “Châu Á – Thái Bình Dương”, Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương” của các nước lớn với khu vực. Xu hướng chuyển dịch này phản ánh vai trò không thể thiếu của khu vực với hòa bình an ninh và ổn định của thế giới, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi nhận định: “Hàng nghìn năm qua Ấn Độ hướng về hướng Đông không chỉ muốn nhìn thấy ánh mặt trời mà còn muốn cầu nguyện cho ánh sáng lan tỏa khắp thế giới. Loài người đang hướng về một phương Đông đang nổi lên, bởi vì số phận của thế giới sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những diễn biến và sự phát triển của khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương”.

Với trật tự định hình an ninh đang biến đổi làm cho khu vực có những chuyển động vừa  tích cực, nhưng cũng đặt ra các thách thức nghiêm trọng. Khu vực cũng phải đối mặt với các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, trong đó phải kể đến  vấn đề tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa khủng bố… Với 5 phiên thảo luận tập trung vào “Vai trò của Mỹ và những thách thức an ninh khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương”, “Giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”, Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”, “Nỗ lực đối phó với các hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố” và “Tăng cường hợp tác an ninh khu vực”, Đối thoại Shangri-La năm nay đã đề cập đến hàng loạt vấn đề an ninh nóng nhất của khu vực.

Có thể nói an ninh hàng hải, trong đó vấn đề Biển Đông, đã làm nóng các phiên thảo luận của Đối thoại năm nay. Bộ trưởng quốc phòng các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore… đều bày tỏ lo ngại về các hành động đơn phương tại Biển Đông vì những mục đích lợi ích riêng, không có lợi cho hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực.

(VOV)

Related Posts