Phối hợp đa phương ở Biển Đông

BVD – Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, phần lớn sự tập trung hướng về bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, với những gì diễn ra từ đầu năm đến nay, tình hình Biển Đông cũng rất cần phải thảo luận.
Tàu hộ vệ Pháp Vendémiaire tiến hành tuần tra ở Biển Đông /// Hải quân Pháp

Tàu hộ vệ Pháp Vendémiaire tiến hành tuần tra ở Biển Đông

HẢI QUÂN PHÁP
Trung Quốc đã không ngừng quân sự hóa Biển Đông bằng cách triển khai tên lửa các loại đến một số thực thể ở quần đảo Trường Sa, điều động máy bay ném bom hoạt động ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Mỹ phản ứng bằng cách đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách mời tham gia cuộc tập trận đa phương Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Washington còn phái 2 chiến hạm thực thi tự do hàng hải (FONOP) áp sát các thực thể do Bắc Kinh chiếm đóng ở Hoàng Sa, kèm theo đó là pháo đài bay B-52 “lượn” gần một số bãi đá cũng do Bắc Kinh chiếm đóng ở Trường Sa.
Không những vậy, Nhật Bản cùng với Úc cũng phối hợp với Mỹ để thực hiện các động thái cụ thể trên biển. Thêm vào đó, khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh sự định hình của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Như thế, New Delhi có thể không tiến hành FONOP nhưng nhiều khả năng sẽ tăng cường hiện diện trên Biển Đông. Hơn thế nữa, cả Anh và Pháp cũng đồng hành cùng Mỹ khi điều lực lượng đến Biển Đông. Tất cả đều thể hiện sự phối hợp đa phương nhằm phản ứng các hành vi của Trung Quốc.
(Thanhnien)

Related Posts