HỘI CCB VÀ ĐẠI DIỆN ĐSQ ĐẾN THĂM TRI ÂN VỚI MỘT SỐ GIA ĐÌNH TBLS Ở BERLIN

BVD – Nhân dịp Kỷ niệm 71 năm Ngày TBLS, buổi chiều ngày 26.07.2018, Đoàn đại diện cho Đại sứ quán Việt Nam và Hội CCB Berlin-Brandenburg đã tới thăm và tri ân với một số gia đình thương binh và thân nhân liệt sĩ .

Đoàn CCB và Đại diện ĐSQ Việt Nam đến thăm GĐ ông Trần Xuân Cảm có 7 LS và một Bà mẹ VN anh hùng ( ảnh Huy Thắng )

Đoàn gồm ông Phạm Văn Mích, Trưởng ban Công tác Cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam ở Đức và Phu nhân cùng các ông: Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Thông,  Bùi Việt Sơn, đại diện cho BCH Hội CCB người Việt Nam ở vùng Berlin-Brandenburg. Cùng đi có Nhà báo Nguyễn Như Phương  VTV4 và  Nhà báo Huy Thắng, Tổng biên tập truyền hình VDTV – BaoVietDuc.de

Đoàn đã đến thăm và tri ân với các gia đình ông Trần Xuân Cảm, bà Lê Thị Hoa,  gia đình ông Nguyễn Huy Thắng và bà Đặng Thu Hà ở Berlin.

Tại gia đình ông Trần Xuân Cảm, Đoàn đã đến tặng hoa và thắp hương  lên Bàn thờ thờ 7 liệt sĩ và một Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đây là gia đình người Việt Nam ở Đức có nhiều thân nhân là  liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ông Trần Xuân Cảm đã giới thiệu về những tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công của 7 liệt sĩ, gồm: Bố đẻ là ông Trần Văn Tứ, hy sinh 1967, ông nội hy sinh 1973, 3 người chú ruột, 2 dì dâu vợ của 2 ông chú,  và bà Nội là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Điều đó phần nào đã nói lên truyền thống đấu tranh cách mạng của một gia đình và sự hy sinh lớn lao vì sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Ông Trần Xuân Cảm quê ở xã Do Hải, huyện Do Linh, Quảng Trị ( Bên bờ sông Bến Hải, gianh giới Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc – Nam  ). Đó là một vùng đất bị chiến tranh tàn phá vô cùng các liệt. Ông Cảm là cháu nội duy nhất còn sống và được đưa sang Đức ( CHDC Đức trước đây ) học tập từ năm 1983. Hiện nay ông là chủ một nhà hàng và là Chủ tịch Hội đồng hương người Quảng Trị ở Đức.

Cùng ngày, vào khoảng 17 giờ, Đoàn đã đến thăm chị Lê Thị Hoa, con duy nhất của liệt sĩ Lê Văn Ngọc. Liệt sĩ Lê Văn Ngọc hy sinh năm 1967 trong chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ ném bom để bảo vệ TP cảng Hải Phòng, khi đó chị Hoa mới được 5 tháng tuổi.

Chị Hoa đã xúc động kể lại ( theo lời kể của mẹ chị Hoa về người Bố kính yêu ) về những lầm Mẹ của chị đi thăm Bố ngay tại trận địa. Chi cho biết chính vì có sự hy sinh anh dũng của người Bố mà chị được ưu tiên đi hợp tác lao động thời CHDC Đức năm 1987. Hiện nay chi đang giao hàng quần áo tại Halle 1 trong TTTM Đồng Xuân- Berlin. ´´

Tại gia đình thương binh Nguyễn Huy Thắng, hạng 2/4, đồng thời là nan nhân chất độc Dioxin-Da cam  và bà Đặng Thu Hà ( Em gái LS Đặng Trần Thanh ) Đoàn đã tri ân với gia đình và tưởng nhớ  7 LS đã hy sinh ở chiến trường Quảng Ngãi nơi ông Thắng chiến đấu.

Ông Thắng và bà Hà đã vui mừng đón nhận bó hoa tươi thắm và cảm ơn sự quan tâm của ĐSQ, Hội CCB. Đây là năm thứ 2 liên tiếp gia đình được đón các đoàn đến thăm nhân dịp 27.07.

Đoàn đã kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các LS đã hy sinh ( ảnh Huy Kiên )

Đứng trước bàn thờ tuần lễ 27.07, TB. Nguyễn Huy Thắng đã giới thiệu với Đoàn từng bức ảnh chân dung của 7 liệt sĩ mà gia đình thắp hương tưởng nhớ.

Má Nguyễn Thị Thùy, ảnh giữa ,

Đó là má Nguyễn Thị Thùy, người đã cưu mang nuôi dấu TB Nguyễn Huy Thắng trong hầm bí mật khi ông bị thương chỉ cách đồn địch hơn 700 mét. Má cũng là người bế đứa con vừa mới đẻ ra được mấy tiếng đồng hồ vẫn còn đỏ hỏn ( Em Nguyễn Duy Thắng, sinh ngày 16.03.1968 ) xông lên dí vào mặt tên sĩ quan Mỹ thét lớn „ Cộng sản đây, cộng sản đây, bắn đi ! bắn đi ! „ Hàng động dũng cảm trước mũi súng quân thù đó đã làm cho tốp lính Mỹ chùn bước rút lui, cứu được cả làng Tịnh Kỳ thoát khỉ vụ thảm sát ngày 17.03.1968 ( sự kiện sau vụ thảm sát Sơn Mỹ 1 ngày )

Ông Nguyễn Huy Thắng kể về trận đánh của D107 bắn cháy 56 máy bay của Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ tại Sông Hre,

Tiếp theo là bức ảnh LS. Trung tá Phạm Văn Trinh, tỉnh đội phó tỉnh đội Quảng Ngãi. Ông là vị tướng trong lòng đồng đội là anh hùng trong lòng dân. Ngừi mà kẻ thù đã treo giá 4,5 triệu đô la lúc đó ( năm 1970 ) nếu ai bắn chết hoạc chỉ điểm để bát sống Tướng Trinh . Bởi ông là n gười chỉ huy hết sức tài tình, có thể gọi pháo địch vắn vào đội hình địch. Trong nhiều tình huống gay cấn, chỉ cần ông xưng danh „ Tôi Trinh đây“ là kẻ thù đã rút chạy vì sợ trúng kế xa vào ổ phục kích của ông.

TB Nguyễn Huy Thắng giới thiệu về những bức ảnh LS trên bàn thờ 27.07 tại gia đình. ( anh Huy Kiên )

Kế tiếp là LS Trương Thanh Lâm, Chính trị viên phó Đại đội 2. LS Trương Thanh Lâm đã anh dũng hy sinh khi dẫn đơn vị tiến đánh đồn Vạn Tường ngày 08.05.1972.  Và đó cũng là nỗi đau đáu của TB nguyễn Huy Thắng vì ông là người chôn LS trong tư thế ngồi và đến nay đã 46 năm qua 15 lần đi đào và tìm mộ mà vẫn chưa thấy.

LS. Trịnh Mệnh, Trung Úy, Chính trị viên Đại đội DKZ -75, HS ngày 07.08.1972. LS Trịnh Mệnh bị thương gẫy đùi trái khi cùng ông Nguyễn Huy Thắng bò lên tiêu diệt ổ Đại liên trong trận đánh Dốc Phú, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Trận đánh tiêu diệt gọn gần 1 tiểu đoàn địch và tên Thiếu tá cố vấn Mỹ ở Quảng Ngãi.

Khi bị thương, LS Mệnh đã yêu cầu ông Thắng dùng dao găm mổ đùi để sơ cứu ngay trong trận địa. Do vết thương quá nặng ông đã HS vào khoảng 21 ngày 07.08.1972. Sau 8 năm lặn lội đi tìm  ông Thắng đã xã định được ngôi mộ số 168 trong nghĩa trang LS xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi là ngôi mộ của LS Trịnh Mệnh.

Trung tá, Bác sĩ Đặng Trần Thanh, anh trai bà Đặng Thu Hà ( vợ ông Thắng ). LS bị thương nặng khi làm nhiệm vụ trong chiến dịch 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Do vết thương tái phát ông Đặng Trần Thanh đã mất Năm 1996 và được công nhận là Liệt sĩ.

Trên ban thời 27.07 nhà ông Thắng có bức ảnh chụp chung 2 LS. LS Nguyễn Văn Giáp, quê Nông Cống, Thanh Hóa và LS. Đồng Văn Minh, quê ở Thủy Nguyên , Hải Phòng. Cả hai ông là người anh đồng thời là bạn chiến đấu thân thiết của ông Thắng. Ông Giáp đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Trà Khúc, ông Đồng Văn Minh khi hòa bình về được đến quê nhà thì cũng là lúc ông đổ bệnh do bị nhiễm chất độc Da cam-Dioxin với nồng độ quá cao tàn phá hết cơ thể. Cả hai ông đều HS khi chưa kip có người yêu !

Cùng đi với đoàn CCB đến tri ân với gia đình TB nguyễn Huy Thắng có ông Trương Định, Chủ tịch Hội ĐH Quảng Đà và ông Nguyễn Hữu Lành, Chủ tịch hội ĐH Hòa Bình ( ô Định là người con có cả bố lẫn mẹ đều là LS). Các ông đã lặng người khi nghe về những hành động dũng cảm của các liệt sĩ trước lúc hy sinh.

Phát biểu tại gia đình, ông Nguyễn Trọng Nghĩa , Phó chủ tịch Thường trực Hội CCB Berlin-Brandenburg đã bày tỏ rất trân trọng về những đóng góp về hoạt động cộng đồng và nghĩa cử của TB Nguyễn Huy Thắng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh và những CCB, những đồng đội hiện ở quê hương.

Bài và ảnh của Huy Kiên 

 

Related Posts