Khám phá Top 10 chiếc máy bay “khổng lồ” nhất thế giới

BVD – Cuộc đua của các nhà sản xuất máy bay có thể chạm tới bước ngoặt mới, khi kỷ lục mới về máy bay lớn nhất thế giới có thể được ghi nhận vào năm 2019.

Nếu cất cánh theo dự kiến vào năm 2019, chiếc máy bay có hình dáng khá kỳ lạ Stratolaunch này có thể sẽ phá kỷ lục trong suốt 71 năm qua, trở thành chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất thế giới. Chiếc Stratolaunch nặng: 226,769kg; dài: 73m; sải cánh: 117m.

Đến nay, chưa máy bay nào có thể vượt qua được kỷ lục sải cánh lớn nhất thế giới do chiếc Howard Hughes’ H-4 Hercules nắm giữ. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố duy nhất để đánh giá độ “khổng lồ” của một chiếc máy bay. Howard Hughes’ H-4 Hercules nặng: 113,399kg; dài: 66,65m; sải cánh: 97,54m. Cất cánh lần đầu tiên năm 1947 và hiện không còn hoạt động.

Antonov An-225 Mriya- chiếc máy bay có 6 động cơ và đang giữ kỷ lục máy bay vẫn đang hoạt động nặng nhất và có sải cánh lớn nhất. Antonov An-225 Mriya nặng: 285.000kg; dài 84m; sải cánh: 88,4m. Cất cánh lần đầu năm 1988.

Airbus A380-800 nặng 277.000kg; dài 72,72m; sải cánh 79,75m. Cất cánh lần đầu năm 2005. Đây là máy bay chở được số hành khách nhiều nhất thế giới. Về lý thuyết, A380-800 có thể chở được 850 hành khách. Tuy nhiên, các hãng hàng không hiện chỉ cho phép từ 450-550 hành khách lên máy bay mỗi chuyến.

Boeing 747-8, máy bay thương mại xuyên lục địa lớn nhất lịch sử thế giới. Boeing 747 được mệnh danh là “Nữ hoàng của bầu trời”. Hình dáng của dòng máy bay này còn là một biểu tượng nổi tiếng trong suốt 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động đầu năm 1970. Dòng Boeing 747-8 nặng: 220.128kg; dài: 76,3m; sải cánh: 68,4m. Cất cánh lần đầu năm 2010 (chiếc B747-8F).

Antonov An-124, máy bay bận tải quân sự lớn nhất thế giới. Nặng: 175.000kg; dài 68,96m; sải cánh: 73,3m. Cất cánh lần đầu năm 1982. Antonov An-124 thuộc biên chế Không quân Nga.

Lockheed C-5 Galaxy, một trong những máy bay quân sự lớn nhất thế giới. Nặng: 172.371kg; dài: 75,31m; sải cánh: 67,89m. Cất cánh lần đầu năm 1968. Lockheed C-5 Galaxy có thể chở được 6 trực thăng tấn công Apache hoặc 2 xe tăng M1 với quãng đường 11.000km. Trong nhiều thập kỷ, Lockheed C-5 Galaxy thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ triển khai quân sự Mỹ ở nước ngoài.

Tupolev Tu-160, máy bay ném bom chiến lược từ thời Liên Xô. Nặng: 110.000kg; dài: 54,10m; sải cánh: 55,70m. Cất cánh lần đầu năm 1981. Tu-160 hiện vẫn đang phục vụ trong lực lượng Không quân Nga, với thế hệ hiện đại đầu tiên Tu-160M2 ra mắt cuối năm 2017.

HAV Airlander 10, sự kết hợp giữa một máy bay và một khí cầu. Nặng: 20.000kg; dài: 92m; sải cánh: 43,5m. Cất cánh lần đầu năm 2012. HAV Airlander 10 thường được gọi là “thiết bị bay” lớn nhất thế giới. Ra đời với mục đích ban đầu là phục vụ quân sự và do hãng Phương tiện bay (HAV) của Anh sản xuất. Tuy nhiên, sau khi ra mắt, chương trình phát triển tiếp theo của HAV Airlander 10 đã bị hủy bỏ. “Thiết bị bay” này đang tiếp tục được thử nghiệm sau khi xảy ra nhiều sự cố.

Mil Mi-26, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nặng: 28.200kg; dài: 40m; độ dài cánh quạt: 32m. Cất cánh lần đầu năm 1977. Mil Mi-26 không phải là trực thăng vận tải lớn nhất từng được sản xuất, song nó là chiếc lớn nhất được sản xuất hàng loạt và vẫn còn hoạt động đến ngày nay cho các lực lượng Không quân trên khắp thế giới./.

(PV tổng hợp)

Related Posts