1 phiếu không bầu TBT Nguyễn Phú Trọng làm Chủ Tịch nước là ai ?

BVD – Chiều 23/10, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch nước. Ban Kiểm phiếu gồm 15 thành viên đã tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản ghi nhận Tổng số đại biểu Quốc hội là 485 đại biểu, số có mặt 477 đại biểu, số phát ra 477, số thu về 477 phiếu, đều hợp lệ.

Số phiếu đồng ý là 476, bằng 99,79% tổng số đại biểu có mặt. Số phiếu không đồng ý là 1 bằng 0,29% tổng số đại biểu Quốc hội.

Vậy ai là người đã không bỏ phiếu bầu cho ông Nguyễn Phú Trọng, UVBCT, Tổng bí thư Đảng CSVN  làm Chủ Tịch nước ? 

Tân Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Việt Nam có 1 Đảng, hay nói khác đi là độc Đảng. Đảng SCVN lãnh đạo toàn diện. Các đại biểu Quốc hội có lẽ  cũng 100% là đảng viên. Hội nghị TƯ 8 đã thống nhất cử đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư làm Chủ tịch nước  nhưng khi bỏ phiếu kín vẫn có nhiều phiếu không đồng ý .  Vậy mà ra Quốc hội, khi bỏ phiếu : phát ra 477, số thu về 477 phiếu, trong đó 476 phiếu đồng ý, chỉ có 01 phiếu là không đồng ý .

Vậy ai là người ” to gan ” dám bỏ phiếu không đồng ý  ?   

Nhiều người muốn tìn hiểu chủ nhân của lá phiều không đồng ý ấy là ai ?  

Người Việt  ta có câu ” Muốn ăn gắp bỏ cho cho người ” . Vào thời buổi khó khăn đói khém thiếu ăn người này muốn ăn nhưng lại tỏ ra lịch sự gắp cho người khác, người khác lại tỏ ra lịch sự từ chối gặp trả lại, cứ thế đưa đi đẩy lại mãi cuối cùng người gắp  tỏ ra miễn cưỡng ” phải”  ăn, thực ra là được ăn hay muốn ăn.  Vì thế mới có câu ”  Muốn ăn gắp cho cho người ” là thế.

Trong bầu bán tập thể của các tổ chức hội đoàn thường cũng có hiện tượng:  anh A thích làm chức chủ tịch lắm nhưng cố tỏ ra ” Tôi ”  không thích, không cần. Đến  lúc bầu và kiểm phiếu nếu : 100% số phiếu đồng ý có nghĩa là anh A cũng bỏ phiếu cho mình. Tức là miệng nói không mà lòng lại muốn có. Và thường là bị tập thể đàm tiếu.

Nếu chỉ 01 phiếu không đồng ý  thì dù không điều tra nhưng ” THƯỜNG “ người ta hiểu rằng, anh A không tự bỏ phiếu cho mình .  Và như thếđược tôn trọng hơn bởi anh A đã nói và làm đúng tâm, không ham hố tham quyền chức vụ !

Vậy trong trường hợp bỏ phiếu của Quốc hội bầu Chủ tịch nước CHXHCNVN ngày 23.10.2018  liệu có ”  THƯỜNG ” như trên không ?  

Tôi chỉ xin gợi mở mà không dám kết luận gì để các bạn cùng ngẫm ?

Tôi cho rằng,  ông Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng và nhân dân đang rất tin tưởng vào Ông trên cương vị Tổng tư lệnh chống tham nhũng để đưa đất nước tiên lên !

Tâm Nguyên ( Berlin ) 

Related Posts