Viện FES ( Đức ) TC Hội nghị chống quấy rối tình dục tại Việt Nam

BVD- Viện FES là quỹ chính trị lâu đời nhất của Đức được thành lập vào năm 1925. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, trung thành với các tư tưởng dân chủ xã hội. Tên của Viện được đặt theo tên của vị tổng thống đầu tiên của Đức được bầu một cách dân chủ – ông Friedrich Ebert. FES có trụ sở tại Việt Nam từ ngày 4/10/1990 và đã có hàng nghìn dự án hỗ trợ cho Việt Nam trong suốt 28 năm qua.

 

Ngày 4/10, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo “Phòng chống bạo lực giới tại nơi làm việc và Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế”.

Các đại biểu đã thống nhất: quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc sẽ gây ra những tổn thất về tinh thần, thể chất, mất cơ hội tăng lương và thu nhập cho bản thân nạn nhân nói riêng, làm giảm hiệu quả công việc, tác động xấu cho xã hội nói chung. Vì vậy, QRTD là hành vi phân biệt đối xử đáng lên án và không dung thứ.

Luật pháp quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền, Công ước CEDAW, Công ước ILO111, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững về phân biệt đối xử trong việc làm và nghhiệp đều nghiêm cấm các hành vi bạo lực giới, hành vi QRTD. Vấn đề QRTD nơi làm việc đã được các quốc gia khác trên thế giới quan tâm và đưa vào các bộ luật từ rất lâu.

Ông Erwin Schweisshelm Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam ( ảnh An Nhiên )

Ở Đức, vấn đề chống bạo lực giới và phòng chống QRTD tuân thủ các Công ước quốc tế, luật pháp của EU và được đề cập cụ thể trong Hiến pháp, Luật lao động và Luật thai sản và đạo Luật chung về đối xử bình đẳng được thực hiện từ năm 2006. Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo môi trường làm việc an toàn, không có sự phân biệt đối xử, không có sự quấy rối tình dục và ngăn ngừa việc QRTD bằng các Văn phòng khiếu nại. Ở cấp độ Liên bang, Chính phủ Liên bang Đức thành lập Văn phòng chống phân biệt đối xử gắn liền với Bộ Gia đình, Người già, Phụ nữ và Thanh thiếu niên nhằm giáo dục, tăng cường nhận thức về QRTD cho mọi người dân.

Tại Mỹ, từ năm 1964 phụ nữ có quyền tố cáo người QRTD theo đạo Luật quyền công dân Liên bang, và đến năm 1998, nam giới cũng có quyền trên.

Việt Nam, nếu xét về các dạng QRTD như dưới đây thì việc QRTD xảy ra thường xuyên khắp mọi nơi, mọi công sở, nơi công cộng trên các chuyến xe Buýt…

Bài và ảnh của Anh Nhiên ( CTV-BVD ) 

Related Posts