Thế giới 2018 qua những bức ảnh xuất sắc của phóng viên Reuters và AFP

BVD – Hãng thông tấn lớn Reuters và AFP đã chọn ra những hình ảnh của năm 2018 ghi lại nhiều khoảnh khắc ấn tượng từ chính trị, đời sống, thể thao… trên khắp thế giới.

Một người đàn ông mắc kẹt dưới đống đổ nát tại một địa điểm bị tàn phá sau một cuộc không kích ở Saqba, ngoại ô phía đông Ghouta, thủ đô Damascus, Syria ngày 9/1/2018. Nhiếp ảnh gia Reuters, Bassam Khabieh cho biết, anh đang lên kế hoạch chụp ảnh cuộc sống hàng ngày ở phía đông Ghouta, khu vực bị bao vây bởi lực lượng chính phủ Syria vào thời điểm đó, thì một chiếc máy bay chiến đấu rơi xuống khu vực giống như một quả bom lớn lao xuống. Sau khi nghe thấy tiếng nổ lớn, Khabieh tới hiện trường và nghe thấy những tiếng kêu cứu. “Abu Abdullah bị chôn vùi dưới đống đổ nát tới thắt lưng. Tôi ấn tượng trước sự bình tĩnh của anh ấy khi các nhân viên cứu hộ Mũ bảo hiểm Trắng cố gắng đưa anh ra khỏi đó. Dù biết mình đã mất con trai và bản thân thì bị thương, anh ấy không la hét. Thậm chí anh còn hỗ trợ các nhân viên cứu hộ”.Một người đàn ông mắc kẹt dưới đống đổ nát tại một địa điểm bị tàn phá sau một cuộc không kích ở Saqba, ngoại ô phía đông Ghouta, thủ đô Damascus, Syria ngày 9/1/2018. Nhiếp ảnh gia Reuters, Bassam Khabieh cho biết, anh đang lên kế hoạch chụp ảnh cuộc sống hàng ngày ở phía đông Ghouta, khu vực bị bao vây bởi lực lượng chính phủ Syria vào thời điểm đó, thì một chiếc máy bay chiến đấu rơi xuống khu vực giống như một quả bom lớn lao xuống. Sau khi nghe thấy tiếng nổ lớn, Khabieh tới hiện trường và nghe thấy những tiếng kêu cứu. “Abu Abdullah bị chôn vùi dưới đống đổ nát tới thắt lưng. Tôi ấn tượng trước sự bình tĩnh của anh ấy khi các nhân viên cứu hộ Mũ bảo hiểm Trắng cố gắng đưa anh ra khỏi đó. Dù biết mình đã mất con trai và bản thân thì bị thương, anh ấy không la hét. Thậm chí anh còn hỗ trợ các nhân viên cứu hộ”.
Các trợ lý hỗ trợ cựu Tổng thống Honduras Manuel Zelaya khi ông bị trúng hơi cay trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Juan Orlando Hernandez ở thủ đô Tegucigalpa, Honduras ngày 12/1/2018. Nhiếp ảnh gia Jorge Cabrera, tác giả bức ảnh, cho biết: “Nhiều người biểu tình xông vào phía trước khách sạn Marriott Hotel, và cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và dọa nổ súng”. Carbrera nói ông Zelaya cố gắng ngăn các cuộc đụng độ nhưng bị mắc kẹt giữa nhóm người biểu tình và mũ của ông rơi xuống đất. Khi cố gắng nhặt chiếc mũ, ông bị cảnh sát xịt hơi cay và tấn công. “Điều khiến tôi ấn tượng nhất là cách cựu tổng thống dường như không màng nguy hiểm - hơi cay và đạn - và chỉ tập trung lấy lại chiếc mũ. Nhưng cánh sát đã sớm đáp trả và ông Zelaya đã không còn lấy lại nó được nữa”, nhiếp ảnh gia Cabrera chia sẻ.Các trợ lý hỗ trợ cựu Tổng thống Honduras Manuel Zelaya khi ông bị trúng hơi cay trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Juan Orlando Hernandez ở thủ đô Tegucigalpa, Honduras ngày 12/1/2018. Nhiếp ảnh gia Jorge Cabrera, tác giả bức ảnh, cho biết: “Nhiều người biểu tình xông vào phía trước khách sạn Marriott Hotel, và cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và dọa nổ súng”. Carbrera nói ông Zelaya cố gắng ngăn các cuộc đụng độ nhưng bị mắc kẹt giữa nhóm người biểu tình và mũ của ông rơi xuống đất. Khi cố gắng nhặt chiếc mũ, ông bị cảnh sát xịt hơi cay và tấn công. “Điều khiến tôi ấn tượng nhất là cách cựu tổng thống dường như không màng nguy hiểm – hơi cay và đạn – và chỉ tập trung lấy lại chiếc mũ. Nhưng cánh sát đã sớm đáp trả và ông Zelaya đã không còn lấy lại nó được nữa”, nhiếp ảnh gia Cabrera chia sẻ.
Một người dân lau nước mắt trên mặt khi cố gắng dập tắt đám cháy xảy ra ở khu ổ chuột Kijiji, Southlands thuộc thủ đô Nairobi, Kenya, vào ngày 28/1/2018. Nhiếp ảnh gia Thomas Mukoya của Reuters cho biết anh ta đã nhanh chóng cầm theo máy ảnh và tới hiện trường sau khi hình ảnh về một đám cháy ở khu phố nghèo nghèo Nairobi xuất hiện trên màn hình TV lúc anh chuẩn bị đi ngủ. “Khi tới nơi, tôi thấy người dân đang cố nhặt lại đồ đạc của họ giữa đống đổ nát. Một số người phụ nữ bế con thoát khỏi sức nóng của địa ngục, và một người đàn ông đang kiểm tra đống đổ nát tại nơi từng là nhà của anh ấy. Khi tôi đến gần, anh ấy xúc động và hầu như không chú ý tới tôi. Sau vài phút, anh ấy đứng dậy và lau nước mắt trên mặt, tôi đã chụp lại khoảnh khắc đó. Sau đó, anh ấy hỏi tôi: ‘Đây có phải là những gì chính phủ có thể làm cho những người đã bỏ phiếu cho họ? Tôi nói sẽ dùng những bức ảnh của mình để kể câu chuyện về thảm họa đã xảy đến với họ. Tôi cũng trấn an anh ấy rằng sẽ có người tới giúp đỡ họ sớm thôi. Nhưng khi tôi rời đi, người đàn ông hét lên: ‘Tôi thà chết còn hơn’”, Mykoya kể lại.Một người dân lau nước mắt trên mặt khi cố gắng dập tắt đám cháy xảy ra ở khu ổ chuột Kijiji, Southlands thuộc thủ đô Nairobi, Kenya, vào ngày 28/1/2018. Nhiếp ảnh gia Thomas Mukoya của Reuters cho biết anh ta đã nhanh chóng cầm theo máy ảnh và tới hiện trường sau khi hình ảnh về một đám cháy ở khu phố nghèo nghèo Nairobi xuất hiện trên màn hình TV lúc anh chuẩn bị đi ngủ. “Khi tới nơi, tôi thấy người dân đang cố nhặt lại đồ đạc của họ giữa đống đổ nát. Một số người phụ nữ bế con thoát khỏi sức nóng của địa ngục, và một người đàn ông đang kiểm tra đống đổ nát tại nơi từng là nhà của anh ấy. Khi tôi đến gần, anh ấy xúc động và hầu như không chú ý tới tôi. Sau vài phút, anh ấy đứng dậy và lau nước mắt trên mặt, tôi đã chụp lại khoảnh khắc đó. Sau đó, anh ấy hỏi tôi: ‘Đây có phải là những gì chính phủ có thể làm cho những người đã bỏ phiếu cho họ? Tôi nói sẽ dùng những bức ảnh của mình để kể câu chuyện về thảm họa đã xảy đến với họ. Tôi cũng trấn an anh ấy rằng sẽ có người tới giúp đỡ họ sớm thôi. Nhưng khi tôi rời đi, người đàn ông hét lên: ‘Tôi thà chết còn hơn’”, Mykoya kể lại.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đang đùa với trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu Guy Verhofstadt trước cuộc tranh luận về Tương lai châu Âu tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp ngày 6/2/2018. Nhiếp ảnh gia Vincent Kessler nói: “Hai người họ biết nhau rất rõ, và cũng từng là thủ tướng của các nước láng giềng ở cùng thời điểm. Vì vậy cơ hội chụp ảnh chung hai người là rất thú vị, đó là lý do tôi quyết định đứng trước mặt Verhofstadt trong phòng họp toàn thể, chờ đợi Juncker đi qua. Khi Verhofstadt đang đọc một số giấy tờ, Juncker kín đáo lẻn ra sau lưng và làm xù mái tóc của ông ấy, cho chúng ta một bức ảnh đẹp và hài hước. Đây không giống với những bức ảnh mà bạn thường thấy tại một trong trong hàng trăm cuộc tranh luận mà tôi từng chụp tại Nghị viện”.Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đang đùa với trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu Guy Verhofstadt trước cuộc tranh luận về Tương lai châu Âu tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp ngày 6/2/2018. Nhiếp ảnh gia Vincent Kessler nói: “Hai người họ biết nhau rất rõ, và cũng từng là thủ tướng của các nước láng giềng ở cùng thời điểm. Vì vậy cơ hội chụp ảnh chung hai người là rất thú vị, đó là lý do tôi quyết định đứng trước mặt Verhofstadt trong phòng họp toàn thể, chờ đợi Juncker đi qua. Khi Verhofstadt đang đọc một số giấy tờ, Juncker kín đáo lẻn ra sau lưng và làm xù mái tóc của ông ấy, cho chúng ta một bức ảnh đẹp và hài hước. Đây không giống với những bức ảnh mà bạn thường thấy tại một trong trong hàng trăm cuộc tranh luận mà tôi từng chụp tại Nghị viện”.
Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks rời khỏi cuộc họp kín của Ủy ban Tình báo Hạ viện tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC vào ngày 27/2/2018. Nhiếp ảnh gia Leah Millis của Reuters chụp được bức ảnh này sau 7 tiếng chờ đợi.Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks rời khỏi cuộc họp kín của Ủy ban Tình báo Hạ viện tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC vào ngày 27/2/2018. Nhiếp ảnh gia Leah Millis của Reuters chụp được bức ảnh này sau 7 tiếng chờ đợi.
Một người di cư trốn dưới xe tải khi một cảnh sát đang đứng chờ để bắt anh ta tại cảng Patras, Hy Lạp ngày 8/3/2018. Patras là nơi những người di cư định bắt phà rời Hy Lạp để tới Italy.Một người di cư trốn dưới xe tải khi một cảnh sát đang đứng chờ để bắt anh ta tại cảng Patras, Hy Lạp ngày 8/3/2018. Patras là nơi những người di cư định bắt phà rời Hy Lạp để tới Italy.
Haitham Abu Sabla, 23 tuổi, một người biểu tình Palestine, bị thương, khi trúng lựu đạn hơi cay của quân đội Israel trong cuộc biểu tình kỷ niệm Ngày Al-Quds (Ngày Jerusalem) tại biên giới Israel-Gaza ở phía nam Dải Gaza hôm 8/6/2018. Nhiếp ảnh gia Ibraheem Abu Mustafa của Reuters cho biết: “Người biểu tình bắt đầu ném đá vào các binh lính và một binh lính đã xuống xe jeep rồi ném lựu đạn hơi cay vào người biểu tình. Thông thường người biểu tình sẽ bỏ chạy vì những quả lựu đạn như vậy có thể rất nguy hiểm và trúng đầu mọi người. Tôi ngạc nhiên khi thấy khí thoát ra từ mặt một người đàn ông. Tôi là người đầu tiên nhận thấy điều đó, và lúc đầu tôi nghĩ rằng anh ta có thể đã nhét cái gì đó vào miệng để cho vui hoặc đang coi thường tính mạng. Sau đó tôi nhận ra lựu đạn hơi cay đã xuyên qua mặt anh ta và nằm bên trong. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài giây. Tôi bắt đầu chụp hình khi anh ta bỏ chạy”.Haitham Abu Sabla, 23 tuổi, một người biểu tình Palestine, bị thương, khi trúng lựu đạn hơi cay của quân đội Israel trong cuộc biểu tình kỷ niệm Ngày Al-Quds (Ngày Jerusalem) tại biên giới Israel-Gaza ở phía nam Dải Gaza hôm 8/6/2018. Nhiếp ảnh gia Ibraheem Abu Mustafa của Reuters cho biết: “Người biểu tình bắt đầu ném đá vào các binh lính và một binh lính đã xuống xe jeep rồi ném lựu đạn hơi cay vào người biểu tình. Thông thường người biểu tình sẽ bỏ chạy vì những quả lựu đạn như vậy có thể rất nguy hiểm và trúng đầu mọi người. Tôi ngạc nhiên khi thấy khí thoát ra từ mặt một người đàn ông. Tôi là người đầu tiên nhận thấy điều đó, và lúc đầu tôi nghĩ rằng anh ta có thể đã nhét cái gì đó vào miệng để cho vui hoặc đang coi thường tính mạng. Sau đó tôi nhận ra lựu đạn hơi cay đã xuyên qua mặt anh ta và nằm bên trong. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài giây. Tôi bắt đầu chụp hình khi anh ta bỏ chạy”.
Một thành viên trong Proactiva Open Arms - một tổ chức phi chính phủ (NGO) của Tây Ban Nha - ôm cô Josepha tới từ Cameroon ở biển Địa Trung Hải, ngày 17/7/2018. Nhiếp ảnh gia của Reuters, Juan Medina kể lại hoàn cảnh ra đời bức ảnh: “Khi thuyền cứu hộ của chúng tôi phát hiện xác tàu đắm, chúng tôi thấy một người phụ nữ đang vùng vẫy kêu cứu nên chúng tôi biết ít nhất có sự sống ở đó. Điều đó trở nên rõ hơn khi cô ấy là người duy nhất sống sót. Mặt cô ấy gục xuống giữa những tấm ván lỏng lẻo và xuồng cao su xì hơi đặt xác của một người phụ nữ mặc áo phông sọc và quần dài. Cô ấy đã qua đời được một thời gian. Và có cả một cậu bé 4 tuổi đã chết chỉ vài giờ trước đó. Người sống sót được đưa lên tàu trong tình trạng sốc nặng và được các bác sĩ điều trị. Cô chỉ cho biết tên mình là Josepha và tới từ Cameroon. Cô kể với các bác sĩ rằng đêm hôm trước cô đã bám vào mảnh đổ nát của con thuyền, hát thánh ca và cầu nguyện để được giải thoát. Cô ấy không cho chúng tôi biết bất cứ điều gì khác về bản thân hoặc các hành khách khác trên thuyền. Đoàn chúng tôi nhấc hai thi thể lên khoang tàu, che lại và đặt họ vào băng lạnh. Chúng tôi ai cũng chung một nỗi buồn và cảm giác bất lực nhưng cũng vui vì tìm thấy Josepha còn sống. Nếu chúng tôi đến chậm vài tiếng, cô ấy có thể đã chết”.Một thành viên trong Proactiva Open Arms – một tổ chức phi chính phủ (NGO) của Tây Ban Nha – ôm cô Josepha tới từ Cameroon ở biển Địa Trung Hải, ngày 17/7/2018. Nhiếp ảnh gia của Reuters, Juan Medina kể lại hoàn cảnh ra đời bức ảnh: “Khi thuyền cứu hộ của chúng tôi phát hiện xác tàu đắm, chúng tôi thấy một người phụ nữ đang vùng vẫy kêu cứu nên chúng tôi biết ít nhất có sự sống ở đó. Điều đó trở nên rõ hơn khi cô ấy là người duy nhất sống sót. Mặt cô ấy gục xuống giữa những tấm ván lỏng lẻo và xuồng cao su xì hơi đặt xác của một người phụ nữ mặc áo phông sọc và quần dài. Cô ấy đã qua đời được một thời gian. Và có cả một cậu bé 4 tuổi đã chết chỉ vài giờ trước đó. Người sống sót được đưa lên tàu trong tình trạng sốc nặng và được các bác sĩ điều trị. Cô chỉ cho biết tên mình là Josepha và tới từ Cameroon. Cô kể với các bác sĩ rằng đêm hôm trước cô đã bám vào mảnh đổ nát của con thuyền, hát thánh ca và cầu nguyện để được giải thoát. Cô ấy không cho chúng tôi biết bất cứ điều gì khác về bản thân hoặc các hành khách khác trên thuyền. Đoàn chúng tôi nhấc hai thi thể lên khoang tàu, che lại và đặt họ vào băng lạnh. Chúng tôi ai cũng chung một nỗi buồn và cảm giác bất lực nhưng cũng vui vì tìm thấy Josepha còn sống. Nếu chúng tôi đến chậm vài tiếng, cô ấy có thể đã chết”.
Ayah, 37 tuổi, một phụ nữ đeo mạng che mặt niqab, khóc khi cô được cảnh sát ôm trong một cuộc biểu tình phản đối lệnh cấm đeo mạng che mặt ở ngoài đường ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 1/8/2018. Nhiếp ảnh gia Andrew Kelly cho biết anh đang theo dõi cuộc biểu tình lớn ở Copenhagen phản đối lệnh cấm thì bắt gặp cảnh tượng này. Anh nói: “Tôi không chắc liệu cảnh sát sẽ phạt họ hay không, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra cô ấy rất thân thiện. Cô ấy nói chuyện với một trong những người phụ nữ che mặt, Ayah. Cảnh sát trấn an cô gái và hai người phụ nữ ôm nhau khi Ayah khóc”. Nhiếp ảnh gia cho biết bức ảnh đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi về lệnh cấm phụ nữ mang mạng che mặt ở ngoài đường. “Mọi người bị chia rẽ khi nhiều người khen ngợi sĩ quan cảnh sát, trong khi những người khác kêu gọi đình chỉ việc cô ấy”.Ayah, 37 tuổi, một phụ nữ đeo mạng che mặt niqab, khóc khi cô được cảnh sát ôm trong một cuộc biểu tình phản đối lệnh cấm đeo mạng che mặt ở ngoài đường ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 1/8/2018. Nhiếp ảnh gia Andrew Kelly cho biết anh đang theo dõi cuộc biểu tình lớn ở Copenhagen phản đối lệnh cấm thì bắt gặp cảnh tượng này. Anh nói: “Tôi không chắc liệu cảnh sát sẽ phạt họ hay không, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra cô ấy rất thân thiện. Cô ấy nói chuyện với một trong những người phụ nữ che mặt, Ayah. Cảnh sát trấn an cô gái và hai người phụ nữ ôm nhau khi Ayah khóc”. Nhiếp ảnh gia cho biết bức ảnh đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi về lệnh cấm phụ nữ mang mạng che mặt ở ngoài đường. “Mọi người bị chia rẽ khi nhiều người khen ngợi sĩ quan cảnh sát, trong khi những người khác kêu gọi đình chỉ việc cô ấy”.
Một người di cư gốc Trinidad bảo vệ con của anh sau khi những người di cư khác tìm cách tới Mỹ đã xông vào một trạm kiểm soát biên giới ở Guatemala, thành phố Ciudad Hidalgo, Mexico, vào ngày 19/10/2018. Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Ueslei Marcelino.Một người di cư gốc Trinidad bảo vệ con của anh sau khi những người di cư khác tìm cách tới Mỹ đã xông vào một trạm kiểm soát biên giới ở Guatemala, thành phố Ciudad Hidalgo, Mexico, vào ngày 19/10/2018. Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Ueslei Marcelino.
Cô Maria Meza nắm lấy cánh tay của hai cô con gái sinh đôi Cheili và Saira (5 tuổi) bỏ chạy khi cảnh sát ném đạn hơi cay cạnh hàng rào biên giới Mỹ - Mexico ở Tijuana, Mexico ngày 25/11/2018. Nhiếp ảnh gia của Kim Kyung-Hoon chia sẻ về bức ảnh: “Sau gần hai tuần ghi lại hành trình hỗn loạn của một đoàn người di cư chủ yếu là người Trung Mỹ về phía biên giới Mỹ - Mexico, tôi đã chụp được một bức ảnh không thể quên trong đời. Bé Cheili đang mặc tã, Saira đi chân trần. Mẹ của các em mặc áo phông in hình ảnh trong phim Nữ hoàng băng giá của hãng Disney - một bộ phim tôi đã xem nhiều lần với con gái mình. Trong khoảnh khắc điên cuồng khi đạn hơi cay rơi xuống đất, mùi cay nồng bao phủ cả khu vực. Những đứa trẻ đang khóc, chúng bị cay mắt. Đó là một trong những hộp đựng hơi cay đầu tiên được các nhân viên bảo vệ biên giới sử dụng. Tôi đã không chứng kiến cảnh ​​những người di cư phản ứng thái quá, nhưng chúng tôi ở trong một khu vực rộng lớn và tôi không thể thấy mọi thứ đang xảy ra. Tôi không thể nói ai đúng ai sai. Tôi chỉ chụp lại bức ảnh về những gì tôi thấy”.Cô Maria Meza nắm lấy cánh tay của hai cô con gái sinh đôi Cheili và Saira (5 tuổi) bỏ chạy khi cảnh sát ném đạn hơi cay cạnh hàng rào biên giới Mỹ – Mexico ở Tijuana, Mexico ngày 25/11/2018. Nhiếp ảnh gia của Kim Kyung-Hoon chia sẻ về bức ảnh: “Sau gần hai tuần ghi lại hành trình hỗn loạn của một đoàn người di cư chủ yếu là người Trung Mỹ về phía biên giới Mỹ – Mexico, tôi đã chụp được một bức ảnh không thể quên trong đời. Bé Cheili đang mặc tã, Saira đi chân trần. Mẹ của các em mặc áo phông in hình ảnh trong phim Nữ hoàng băng giá của hãng Disney – một bộ phim tôi đã xem nhiều lần với con gái mình. Trong khoảnh khắc điên cuồng khi đạn hơi cay rơi xuống đất, mùi cay nồng bao phủ cả khu vực. Những đứa trẻ đang khóc, chúng bị cay mắt. Đó là một trong những hộp đựng hơi cay đầu tiên được các nhân viên bảo vệ biên giới sử dụng. Tôi đã không chứng kiến cảnh ​​những người di cư phản ứng thái quá, nhưng chúng tôi ở trong một khu vực rộng lớn và tôi không thể thấy mọi thứ đang xảy ra. Tôi không thể nói ai đúng ai sai. Tôi chỉ chụp lại bức ảnh về những gì tôi thấy”.
Hình ảnh trên không do phóng viên AFP chụp được cho thấy đoàn người di cư gốc Trinidad di chuyển tới Mỹ sau khi rời Arriaga trên đường đến San Pedro Tapanatepec, ở miền nam Mexico vào tháng 10/2018. Đám đông người di cư tới từ Trung Mỹ tiến về biên giới Mỹ ở phía miền nam Mexico hiện đã lên tới 7.000 người khi họ bất chấp nỗ lực của chính phủ 4 nước nhằm ngăn cản tình hình.Hình ảnh trên không do phóng viên AFP chụp được cho thấy đoàn người di cư gốc Trinidad di chuyển tới Mỹ sau khi rời Arriaga trên đường đến San Pedro Tapanatepec, ở miền nam Mexico vào tháng 10/2018. Đám đông người di cư tới từ Trung Mỹ tiến về biên giới Mỹ ở phía miền nam Mexico hiện đã lên tới 7.000 người khi họ bất chấp nỗ lực của chính phủ 4 nước nhằm ngăn cản tình hình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm tay nhau khi họ đi bộ đến Phòng Bầu dục vào ngày 24/4/2018. Tổng thống Pháp Macron nói đã thuyết phục được ông Trump không rút quân khỏi Syria sau khi liên quân 3 nước Pháp, Mỹ, Anh tiến hành không kích các cơ sở vũ khí hóa học. Tuy nhiên, phía Nhà Trắng cho hay ông Trump muốn quân đội Mỹ rút sớm khỏi Syria và nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Mỹ không thay đổi. “Tổng thống đã rất rõ ràng rằng ông muốn quân đội Mỹ rút về càng nhanh càng tốt”. Ông Macron sau đó giải thích về bình luận của mình rằng ông không bao giờ nói cả Mỹ hay Pháp sẽ “tiếp tục gắn bó lâu dài ở Syria trên bình diện quân sự” và nhắc tới “trách nhiệm nhân đạo” ở Syria.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm tay nhau khi họ đi bộ đến Phòng Bầu dục vào ngày 24/4/2018. Tổng thống Pháp Macron nói đã thuyết phục được ông Trump không rút quân khỏi Syria sau khi liên quân 3 nước Pháp, Mỹ, Anh tiến hành không kích các cơ sở vũ khí hóa học. Tuy nhiên, phía Nhà Trắng cho hay ông Trump muốn quân đội Mỹ rút sớm khỏi Syria và nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Mỹ không thay đổi. “Tổng thống đã rất rõ ràng rằng ông muốn quân đội Mỹ rút về càng nhanh càng tốt”. Ông Macron sau đó giải thích về bình luận của mình rằng ông không bao giờ nói cả Mỹ hay Pháp sẽ “tiếp tục gắn bó lâu dài ở Syria trên bình diện quân sự” và nhắc tới “trách nhiệm nhân đạo” ở Syria.
Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg đến làm chứng trước phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ và Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Điện Capitol hồi tháng 4. Giữa tháng 3, báo New York Times đăng bài viết gây chấn động về việc công ty Cambridge Analytica (CA) của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook (sau đó được xác định lại là 87 triệu tài khoản) mà họ không hề hay biết. Trong phiên điều trần, CEO của Facebook phải trả lời thành thật bất kỳ câu hỏi nào về sự cố để lộ 87 triệu dữ liệu người dùng, liên quan đến CA.  Đây được cho là thửu thách lớn nhất và căng thẳng nhất trong đời của Mark, theo nhận định của hàng loạt tờ báo lớn trước phiên điều trần.Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg đến làm chứng trước phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ và Ủy ban Tư pháp Thượng viện tại Điện Capitol hồi tháng 4. Giữa tháng 3, báo New York Times đăng bài viết gây chấn động về việc công ty Cambridge Analytica (CA) của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook (sau đó được xác định lại là 87 triệu tài khoản) mà họ không hề hay biết. Trong phiên điều trần, CEO của Facebook phải trả lời thành thật bất kỳ câu hỏi nào về sự cố để lộ 87 triệu dữ liệu người dùng, liên quan đến CA.  Đây được cho là thửu thách lớn nhất và căng thẳng nhất trong đời của Mark, theo nhận định của hàng loạt tờ báo lớn trước phiên điều trần.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump rời căn cứ không quân Andrew tại Maryland ngày 21/6/2018 khi mặc áo khoác có in dòng chữ “Tôi thực sự không quan tâm, bạn thì sao?”, sau khi bất ngờ thăm trẻ em di cư ở biên giới Mỹ - Mexico. Bà Trump bị chỉ trích vì dòng chữ in trên áo với nhiều người cho rằng đó là thông điệp thực sự nhạy cảm trong bối cảnh chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump khiến những đứa trẻ bị chia tách khỏi bố mẹ tại biên giới Mỹ - Mexico. Tuy nhiên, bà Melania sau đó khẳng định đây chỉ là chiếc áo khoác đơn thuần, và rõ ràng thông điệp trên áo không dành cho lũ trẻ.Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump rời căn cứ không quân Andrew tại Maryland ngày 21/6/2018 khi mặc áo khoác có in dòng chữ “Tôi thực sự không quan tâm, bạn thì sao?”, sau khi bất ngờ thăm trẻ em di cư ở biên giới Mỹ – Mexico. Bà Trump bị chỉ trích vì dòng chữ in trên áo với nhiều người cho rằng đó là thông điệp thực sự nhạy cảm trong bối cảnh chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump khiến những đứa trẻ bị chia tách khỏi bố mẹ tại biên giới Mỹ – Mexico. Tuy nhiên, bà Melania sau đó khẳng định đây chỉ là chiếc áo khoác đơn thuần, và rõ ràng thông điệp trên áo không dành cho lũ trẻ.
Lính cứu hỏa chứng kiến ngọn lửa quan sát khi ngọn lửa cháy rực và khói mù mịt trong đám cháy County Fire ở Guinda, bang California, vào ngày 1/7/2018. Các vụ cháy rừng kinh hoàng ở California đã cướp đi sinh mạng của 89 người và phá hủy 19.000 ngôi nhà và gây thiệt hại ít nhất 9 tỷ USD. “Các vụ cháy rừng tàn khốc năm 2018 là thảm họa cháy rừng kinh hoàng và tốn kém nhất trong lịch sử California”, Ủy viên Bảo hiểm bang California, ông Dave Jones nói. “Những cái chết thương tâm … và hơn 9 tỷ USD thiệt hại được thống kê cho tới nay.  Đây là những con số gây sốc và đằng sau số tiền bảo hiểm là hàng nghìn người bị ảnh hưởng vì những mất mát khó có thể tưởng tượng được”. Ông cho biết các số liệu trên liên quan tới 3 vụ cháy rừng gồm Camp Fire, The Woolsey Fire và Hill Fire chỉ là thống kê sơ bộ. Chính quyền các tiểu bang và liên bang cho biết cần ít nhất 3 tỷ USD để dọn dẹp đống đổ nát sau thảm họa cháy rừng tồi tệ này.Lính cứu hỏa chứng kiến ngọn lửa quan sát khi ngọn lửa cháy rực và khói mù mịt trong đám cháy County Fire ở Guinda, bang California, vào ngày 1/7/2018. Các vụ cháy rừng kinh hoàng ở California đã cướp đi sinh mạng của 89 người và phá hủy 19.000 ngôi nhà và gây thiệt hại ít nhất 9 tỷ USD. “Các vụ cháy rừng tàn khốc năm 2018 là thảm họa cháy rừng kinh hoàng và tốn kém nhất trong lịch sử California”, Ủy viên Bảo hiểm bang California, ông Dave Jones nói. “Những cái chết thương tâm … và hơn 9 tỷ USD thiệt hại được thống kê cho tới nay.  Đây là những con số gây sốc và đằng sau số tiền bảo hiểm là hàng nghìn người bị ảnh hưởng vì những mất mát khó có thể tưởng tượng được”. Ông cho biết các số liệu trên liên quan tới 3 vụ cháy rừng gồm Camp Fire, The Woolsey Fire và Hill Fire chỉ là thống kê sơ bộ. Chính quyền các tiểu bang và liên bang cho biết cần ít nhất 3 tỷ USD để dọn dẹp đống đổ nát sau thảm họa cháy rừng tồi tệ này.
Camera có độ phân giải cao bên ngoài Trạm vũ trụ quốc tế của NASA đã ghi lại được hình ảnh mắt bão Florence lúc 7h50 sáng 12/9/2018 khi Florence di chuyển qua Đại Tây Dương theo hướng tây tây bắc với sức gió  lên tới 130 dặm một giờ. Bão Florence đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở các bang Carolina của Mỹ. Florence bắt nguồn từ một cơn sóng nhiệt đới cường độ mạnh xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi ngày 30/8/2018.Camera có độ phân giải cao bên ngoài Trạm vũ trụ quốc tế của NASA đã ghi lại được hình ảnh mắt bão Florence lúc 7h50 sáng 12/9/2018 khi Florence di chuyển qua Đại Tây Dương theo hướng tây tây bắc với sức gió  lên tới 130 dặm một giờ. Bão Florence đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở các bang Carolina của Mỹ. Florence bắt nguồn từ một cơn sóng nhiệt đới cường độ mạnh xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi ngày 30/8/2018.
Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex trao nụ hôn với Meghan, Nữ công tước xứ Sussex khi họ rời khỏi Cửa Tây của Nhà nguyện St George, lâu đài Windsor ở Windsor, trong lễ cưới ngày 19/5/2018. 18 triệu lượt người theo dõi đám cưới thế kỷ này ở Anh. Khoảng 29 triệu người theo dõi sự kiện này ở Mỹ, cao hơn con số 23 triệu người theo dõi đám cưới Hoàng tử William và Công nương Catherine Middleton. Còn số lượng khán giả trên toàn cầu theo dõi đám cưới của Hoàng tử Harry ước tính lên tới hàng trăm triệu người.Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex trao nụ hôn với Meghan, Nữ công tước xứ Sussex khi họ rời khỏi Cửa Tây của Nhà nguyện St George, lâu đài Windsor ở Windsor, trong lễ cưới ngày 19/5/2018. 18 triệu lượt người theo dõi đám cưới thế kỷ này ở Anh. Khoảng 29 triệu người theo dõi sự kiện này ở Mỹ, cao hơn con số 23 triệu người theo dõi đám cưới Hoàng tử William và Công nương Catherine Middleton. Còn số lượng khán giả trên toàn cầu theo dõi đám cưới của Hoàng tử Harry ước tính lên tới hàng trăm triệu người.
Phản ứng của tiền đạo Neymar sau va chạm với trung vệ Valon Behrami trong trận đối đầu bảng E giữa Brazil và Thụy Sĩ tại World Cup 2018 trên sân vận động Rostov-On-Don. Nhiều người cho rằng đây là một trong nhiều pha ăn vạ của cầu thủ này tại World Cup. Sau những cáo buộc về việc thường xuyên ăn vạ tại World Cup, đáp lại, cầu thủ chơi cho Paris Saint-Germain nói, những người chỉ trích anh “sẽ không bao giờ hiểu được”. “Bạn nghĩ tôi muốn bị phá bóng như vậy suốt thời gian thi đấu ư? Không, tôi đã chịu nhiều đau đớn”, anh phản pháo.Phản ứng của tiền đạo Neymar sau va chạm với trung vệ Valon Behrami trong trận đối đầu bảng E giữa Brazil và Thụy Sĩ tại World Cup 2018 trên sân vận động Rostov-On-Don. Nhiều người cho rằng đây là một trong nhiều pha ăn vạ của cầu thủ này tại World Cup. Sau những cáo buộc về việc thường xuyên ăn vạ tại World Cup, đáp lại, cầu thủ chơi cho Paris Saint-Germain nói, những người chỉ trích anh “sẽ không bao giờ hiểu được”. “Bạn nghĩ tôi muốn bị phá bóng như vậy suốt thời gian thi đấu ư? Không, tôi đã chịu nhiều đau đớn”, anh phản pháo.
(Saostar)

Related Posts