Sau 40 năm, Đồn biên phòng, cửa khẩu Quốc tế Móng Cái ra sao ?

BVD –  Sau 40 năm , kể từ ngày 17.02.1979 Trung Quốc tiến đánh xâm lược Việt Nam , Nhà báo Huy Thắng mới có dịp trở lại thăm Đồn Biên phòng ” CỬA KHẨU QUỐC TẾ MÓNG CÁI ” . Đồn nằm bên cạnh cầu Bắc Luân ( cây cầu được xây dựng từ năm 1889 ) nối liền giữa hai nước Việt – Trung.

Điều mà làm chúng tôi ( gồm Nhà báo Huy Thắng, NB Lê Học, NB Vũ Cầm ) bất ngờ là sự thay đổi ở nơi đây. Đồn cũ, Đồn  số 211 bị Trung Quốc dùng pháo cối bắn xập năm 1979 nay đã thay bằng một Đồn Biên Phòng rất khang trang đủ điều kiện tiện nghi cho hàng trăn cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ. Trong đồn có  một khu nhà khách như một khách sạn. Và chúng tôi đã ngủ lại đây một đêm, rất thú vị.

 

Từ trái sang: NB Vũ Ngọc Cầm, NB Huy Thắng, Đồn Phó Khổng Trung Đoàn và Nhà báo Lê Học

Tại đây, Nhà báo Huy Thắng đã trao tặng cho Đồn một số hình ảnh và bài báo viết về trần đầu giáng trả quân Trung Quốc xâm lược. Trong bài báo có nhắc tới sự chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Đồn 211. Thay mặt đồn, Đồn phó Khổng Trung Đoàn đã đón nhận .

Tại Cửa Khẩu Quốc Tế Móng Cái, các cán bộ bộ đội biên phòng đã đưa chúng tôi đi thăm lại khu vực đầu cầu, chính là nơi  xảy ra các trận chiến năm xưa. Trong đó có Cầu Bắc Luân, xưa bị đánh xập vào ngày 30.02.1979, nay đã xây dựng lại theo thiết kế của cây cầu bê tông năm 1958.

Nhà báo Huy Thắng, tác nghiệp tại Cầu Bắc Luân ngày 15.01.2019

Bên cột mốc 1369 xây dựng năm 2001, các sĩ quan biên phòng cho biết về quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước ( 1992 ) đấu tranh xác định mốc giới chủ quyền và xây dựng cột mốc ( 2001 ) là một quá trình đấu tranh với ý thức xây dựng và kiên quyết để đạt được mục tiêu ổn định biên giới hai nước.

Nhà báo Lê Học ghi lại lời kể của Nhà báo Huy Thắng trong trận chiến 17.02.1979

Giờ đây, Cửa Khẩu Quốc Tế Móng cái trở thành cửa ngõ đi lại của nhân dân hai nước Việt – Trung. Bình quân, mỗi ngày cửa khẩu đón từ 7.000 đến 10.000 khách qua lại buôn bán làm ăn và thăm quam du lịch.

 

Nhân dân hai nước đi lại mua bán tấp nập ngay trên cầu Bắc Luân ( ảnh Lê Học )

Là các chiến sĩ bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ xuất nhập cảnh, Đồn biên phòng Cửa Khẩu Quốc Tế Móng Cái phải đảm nhiệm 24/24 giờ mỗi ngày. Và đó là nhiệm vụ không đơn giản, không đơn thuần thuận lợi vì nơi đây có rất nhiều đối tượng buôn lậu, xâm nhập trái phép.

Nhà báo Huy Thắng và chiến sĩ Đồn biên phòng canh gác ban đêm bên cột mốc chủ quyền 1369

Bên đầu cầu Bắc Luân phía Việt Nam hiên đang hoàn thiện Tượng Đài tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Móng Cái, tỉnh Hải Ninh, nay là huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh năm 1960 .

Sau 40 năm trở lại nơi đây, TP Móng Cái đã thay đổi một cách căn bản. Đường phố, nhà cửa, chợ búa, v,v… đã được quy hoạch và xây dựng đẹp đẽ. Tại khu trung tâm có một khu chợ lớn – TT siêu thị – dành cho các tiểu thương Trung Quốc sang buôn bán

Chợ Móng Cái ( ảnh chụp lúc đóng cửa )

Theo các chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ ở đây cho biết, mỗi ngày có khoảng 1.500 tiểu thương Trung Quốc mang hàng sang bán tại chợ TT TP Móng Cái. Đây là nơi giao lưu thương mại lớn nhất ở mạn Đông-Bắc; khoảng 5.00 đến 7.000, cá biệt có những ngày cao điểm lên đến trên 10.000 khách du lich Trung Quốc qua cửa khẩu vào Việt Nam. Mỗi năm có trên 2 triệu lượt khác đi lại trên chiếc cầu hữu nghị này.

Bà con nhân dân hai nước đi lại buôn bán tấp nập qua cửa khẩu Bắc Luân – Móng Cái, Quảng Ninh.

40 năm đã qua đi, lớp cán bộ chiến sĩ đồn 211 ngày ấy giờ đã nghỉ hưu, thây thế là lớp cán bộ trẻ năng động. Mọi người, có lẽ  khi đến nhận nhiệm vụ ở đây đều được nghe và biết rằng nơi đây vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 17.02.1979 quân Trung Quốc đã đồng loạt nổ súng xâm lược biên giới  Việt Nam. Chúng đã dội pháo cối và đánh phá tan hoang đồn biên phòng 211 và hị trấn Móng cái, nhà máy sứ, trạm bơm, nhà máy điện, bệnh viện, trường học, v,v…

nhưng không mấy ai biết được vị trí cụ thể của các chiến sĩ biên phòng và dân quân tự vệ đã chiến đấu như thế nào để ngăn chặn quân xâm lược không tiến vào được thị trấn Móng Cái .

Đồi cây là vị trí Đồn biên phòng 211 ( cũ ) ; Gốc cây và bụi tre là nơi các chiến sĩ đồn biên phòng chiến đấu chống lại quân TQ xâm lược. Và đó cũng là nơi nhà báo Huy Thắng chụp những bức ảnh lịch sử còn lại đến hôm nay.

Cầu Bắc Luân bị đánh xập vào ngày 30.02.1979 để ngay cản bước tiến quân xâm lược Trung Quốc ( ảnh tư liệu )

Cầu sắt Bắc Luân được Pháp và Trung Quốc xây dựng năm 1898 ( ảnh tư liệu )

Cầu hữu nghị Bắc Luân hôm nay. ( ảnh Huy Thắng chụp ngày 15.01.2019 )

Người dân Trung Quốc chụp ảnh lưu niện bên cột mốc Việt Nam ( ảnh Huy Thắng )

Chúng tôi muốn nhắc lại điều này để chúng ta đừng quên lich sử đất nước đã phải trải qua những năm tháng đau thương và cây cầu hữu nghị Bắc Luân cũng thăng trầm theo thời gian lịch sử như thế!

Bài và ảnh : Huy Thắng, Lê Học, Vũ Ngọc Cầm 

Related Posts