Kiến trúc sư Việt tại Pháp Nguyễn Nga với dự án cải tạo cầu Long Biên

BVD – Kiến trúc sư Nguyễn Nga sinh năm 1951 tại Hà Nội. Bà theo gia đình sang Lào rồi sang Pháp định cư từ nhỏ, sau đó tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Kiến trúc Quy hoạch Đô thị tại Paris, Cử nhân về Quản trị Kinh doanh. Hơn 10 năm qua, kiến trúc sư Nguyễn Nga đã ấp ủ một dự án lớn dành cho quê hương Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ bà trong phóng sự ngay sau đây.

https://www.youtube.com/watch?v=R5N–SFKgEU&feature=youtu.be

Học tập và làm việc tại Paris đã hơn 40 năm. Nhưng bà đã có 30 năm dành thời gian trở về Việt Nam.

Mỗi lần trở về ấy, Kiến trức sư Việt tại Pháp Nguyễn Nga luôn đến với cầu Long Biên.

Đây không chỉ là kí ức của Hà Nội trong bà, mà đó còn là một ước mơ lớn mà bà đã ấp ủ từ hơn 10 năm nay. Đó là cải tạo cầu Long Biên thành bảo tàng kí ức thế kỉ 20.

Kiến trúc sư Nguyễn Nga

Việt kiều tại Pháp.

Khi tôi về Hà Nội từ năm 1989 sau hơn 30 năm xa Hà Nội tôi đi trên cầu Long Biên này. Khi đó có 1 đoàn xe hỏa nó đi qua thì tôi có cảm giác như mình đang đứng trên lưng 1 con rồng Thăng Long đang thức dậy thì tôi đã có ý nghĩ rằng cây cầu này cần phải được bảo tồn và tôn tạo như thế nào. Vì đó là biểu tượng của cả 1 dân tộc suốt TK 20. Từ đó tôi đã tự hứa phải làm điều gì đó cho cây cầu này. Cây cầu này sẽ được bảo tồn 1 cách đúng nghĩa, nó được tôn tạo để giữ lại kí ức thế kỷ 20 cho các thế hệ người Việt Nam cũng như những người trên thế giới.

Theo dự án mà kiến trúc sư Nguyễn Nga xây dựng để cải tạo thì Cầu Long Biên sẽ là 1 quần thể gồm 5 hạng mục.

Cầu Long Biên sẽ có hai tầng, một tầng dành cho người đi bộ và một tầng khác trưng bày những di sản sống của Hà Nội kết hợp với cảnh quan của khu bãi giữa và dòng  sông Hồng thành một thắng cảnh của Hà Nội.

Kiến trúc sư Nguyễn Nga

Việt kiều tại Pháp.

Như gầm cầu này đi vào trong nội thành thì nó sẽ có 131 cái vòm, 131 cái vòm đó mở ra mời các làng nghề ở HN và lân cận mà đang bế tác trong việc không giao thoa được với thế giới trong phát triển. 100 cái vòm dành cho các làng nghề, mỗi 1 vòm  đại diện tinh hoa 1 làng nghề và 30 vòm còn lại dành cho các làng nghề quốc tế. Nhà nước cũng đã có quyết định đưa xe hỏa qua 1 cây cầu khác và nằm phía thượng nguồn trên này cách cầu Long Biên khoảng 75m thì lúc đó cầu Long Biên trở thành cầu đi bộ để đi tham quan đọc được biết được lịch sử của Hà Nội từ 1000 năm trước cho đến bây giờ. Chúng tôi cũng dự tính sẽ đón hàng chục triệu lượt người tham quan hàng năm.

Được sự ủng hộ của giới Kiến trúc sư trong nước và quốc tế Dự án bảo tồn cầu Long Biên gần đây đã được Thủ tướng Chính Phủ quan tâm và chỉ đạo cho Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho KTS Nguyễn Nga thực hiện dự án.

Ông Nguyễn Phú Bình

Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài.

Vừa qua khi báo cáo với Thủ tướng thì Thủ tướng ủng hộ việc đưa dự án này đi triển lãm tại Venice để phát huy vị thế quốc tế, làm cho thế giới biết đến một cây cầu rất có giá trị về lịch sử và văn hóa. Thứ hai là phải giữ gìn cho nó không bị hư hỏng thêm. Thứ ba là tranh thủ tất cả các nguồn vốn có thể có để thực hiện được phương thức xã hội hóa, biến cái cầu này trở thành một câu cầu mang tính chất bảo tàng sống lịch sử và văn hóa và cũng là nơi vui chơi và thu hút du lịch trong và ngoài nước.

Kiến trúc sư Nguyễn Nga

Việt kiều tại Pháp.

Mình là người Việt Nam, mà lại được học ngành quy hoạch đô thị và kiến trúc và sống hơn 40 năm ở Paris không có lí nào mà lại không trở về có nguyện vọng được đóng góp tất cả những điều hay ho nhất            của mình học được trải nghiệm được ở thành phố đứng hàng đầu về du lịch thế giới         để về đóng góp cho quê hương, cho đất nước, cho Hà Nội. Để biến Hà Nội và quê hương Việt Nam cũng trở thành đất nước mà cả thế giới đến để chiêm ngưỡng và hiểu biết đất nước con người Việt Nam.

Hơn 10 năm qua, Festival cầu Long Biên, Triển lãm ký ức cầu về Long Biên đã được KTS Nguyễn Nga thực hiện liên tục phục vụ cho dự án của mình./.

 

(Thúy Ngân)

Related Posts