GẶP MẶT 40 NĂM CCB THAM GIA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI HIỆN ĐANG Ở CHLB ĐỨC

BVD – Buổi tối ngày 23.02.2019, tại Berlin, CHLB Đức, đã diễn ra buổi gặp mặt 40 năm chiến đấu bảo vệ biên giới . Đây là cuộc gặp mặt đầu tiên của các Cựu chiến binh đã từng trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới, sau 40 năm ( 1979 – 2019  ) tại CHLB Đức. 

Các đồng chí CCB tham gia cùng hát vang ca khúc ” Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới ” Sáng tác của NS Phạm Tuyên ( ảnh Thu Hà – BVD )

Mở đầu chương trình, các CCB đã cùng nhau hát vang ca khúc ” Chiến đấu vì độc lập tự do ” của cố nhạc sĩ Phạm Tuyên. Khi ca khúc được cất lên các CCB cảm thấy như được trở về những ngày tháng hào hùng của cả dân tộc nhất tề đứng dậy cầm súng chiến đấu quét sạch bọn bành trướng xâm lược. 

Ca khúc đã đưa các CCB về với khí thế hào hùng ra trận bảo vệ biên cương của Tổ quốc Việt Nam

Tất cả Hội trường đã mặc niêm, tưởng nhớ các đồng chí đồng đội và nhân dân đã chiến đấu anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược, bảo vệ  biên giới của Tổ quốc Việt Nam.

Phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam , ( ảnh Thu Hà )

Trong tiếng nhạc bi tráng, các CCB không ai không xúc động nhớ đến những người đồng chí đồng đội và nhân dân đã ngã xuống vì từng tấc đất  biên cương.

Thay mặt những người tự nguyện đứng ra tổ chức Buổi gặp mặt 40 năm chiến đấu bảo vệ biên giới, Nhà báo Huy Thắng, cựu phóng viên chiến trường tại mặt trận Móng Cái ngày 17.02.1979, đã nêu lên lý do của buổi gặp mặt. Nhà báo Huy Thắng cũng đã cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của các CCB, các nhà hảo tâm tài trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này.

Nhà báo Huy Thắng, phóng viên chiến trường biên giới, ngày 17.02.1979 đã đưa tin, ảnh về cuộc chiến tranh biên giới do Trung quốc phát động và xâm lược Việt Nam

Nhà báo Vũ Lương ( nguyên là PV báo Nhân Dân trực tiếp có mặt viết bài đưa tin  ở nhiều điểm nóng trên các mặt trận dọc tuyến biên giới trong những ngày tháng 2 năm 1979 ) đã khái quát một số nét về nguyên nhân, diễn biến  của cuộc chiến tranh biên giới do Trung Quốc tiến hành. Đây là cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phát động nhằm ” dạy cho cho Việt Nam một bài học ” . kết cục,  chính Việt Nam đã lại dạy cho Trung Quốc một bài học thích đáng. Đó là dù bất kỳ kẻ xâm lược nào, dù mạnh đến đâu nhưng khi mang quân xâm lược Việt Nam thì nhất định bị quân và nhân dân Việt Nam đánh bại. Thực tế Trung Quốc phải cuốn gói kéo cờ rút quân về nước chuốc lấy thất bại .

TMBTC, nhà báo Vũ Lương khái quát về nguyên nhân, diễn biến, và kết thúc cuộc chiến biên giới cách đây 40 nam ( ảnh Thu Hà )

Trong chương trình giao lưu giữa các Cựu chiến binh, Tham tám Đại sứ quán Việt Nam ông Phạm Văn Mích với tư cách là một người lính từng tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang đã tâm sự. Ông Phạm Văn Mích kể lại những ngày tháng vô cùng gian khổ, chịu đựng ác liệt, chứng kiến sự chiến đấu ngoan cường dũng cảm và cả sự anh dũng hy sinh của  các chiến sĩ bám trụ trên các cao điểm mà người ta gọi là ” Lò vôi thế kỷ, hay cối xay thịt ” . khi các chiến sĩ ta phải chống chọi đẩy lùi các cuộc tấn công ” biển người ” của bọn xâm lược.

CCB Phạm Văn Mích ( Tham tán ĐSQVN ) kể về những trận đánh ác liệt cùng khó khăn gian khổ mà bộ đội ta phải chịu đựng nhữn vẫn anh dũng chiến đấu

Cùng tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang với ông Phạm Văn Mích có ông Chu Xuân Trường và ông Nguyễn Văn Tám. CCB Nguyễn Xuân Trường nhập ngũ huấn luyện được mấy tháng là lên biên giới chiến đấu ngay.

Trong buổi gặp mặt này 3 người đã nhận ra nhau là đồng chí đồng đội cùng chiến hào một thời ở Vị Xuyên, Hà Giang chống quân bành trướng xâm lược Bắc Kinh.

Những đồng đội ở mặt trận Vị Xuên, tỉnh Hà Giang. ( từ trái sang ) : CCB Chu Xuân Trường, CCB Phạm Văn Mích, CCB Nguyễn Văn Tám

Các CCB  kể, suốt nhiều tháng trời bám trụ chiến đấu trên chốt thiếu nước, hầu như không có chiến sĩ nào tám, không thay quần áo mới, không ai cắt tóc, tóc bết đất dài đến ngang vai, …  Chỉ nghe thế thôi dù là người kém chí tưởng tượng cũng hình dung ra trong điều kiện thời tiết nắng gió biên cương đã thấy được cái khắc nghiệt, gian khổ mà các chiến sĩ ta phải chịu đựng để bám trụ và đánh thắng địch như thế nào ?

CCB Nguyễn Văn Tám xúc động kể về các trường hợp bộ đội ta hy sinh, khi chôn cất chỉ vùi lấp sơ qua dưới lớp đất đá 50-60 cm. Khi dùng AK bắn chỉ thiên tiễn biệt đồng đội thì lại bị pháo Trung Quốc dập đến, không biết xác đồng đội chúng tôi … ( CCB Nguyễn Văn Tám nghẹn ngao không thể kể tiếp ) ? .

CCb Nguyễn Thế Hùng ( Cottbus )

CCB Nguyễn Thế Hùng là chiến sĩ tham gia ngay từ ngày đầu ( 17.02.1979 ) khi Trung Quốc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Ông kể lại ngay từ những giây phút đầu bộ đội ta đã nhanh chóng ngay lập tức đánh trả quân bành trướng xâm lược. Và như vậy, ông Thế Hùng khảng định,  Việt Nam không hề bị động với âm mưu xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh.

Nhà báo Huy Thắng đang phỏng vấn CCB Hoàng Văn Long

Cùng đồng quan điểm bộ đội ta không bị động mà đã sẵn sàng chiến đấu, CCB Hoàng Văn Long, nguyên Đại đội trưởng Đại đội Pháo binh thuộc Trung đoàn Bộ binh của Sư đoàn 338, kể : Ngay từ phút đầu khi Trung Quốc bắn pháo sang biên giới nước ta, chúng tôi đã ngay lập tức  phản pháo bắn trúng đội hình địch. CCB Nguyễn Văn Chiến, trinh sát pháo binh của đơn vị sư đoàn 338 cũng khảng định chính xác điều đó.

CCB Chu Văn Thuyên ( ảnh Thu Hà )

Trong giao lưu chúng tôi nhận thấy, có lẽ chỉ có trong những buổi như thế này mới toát lên được tâm tư và thấu hiểu thêm cả những ý đồ tác chiến quân sự mà Bộ Tổng tham mưu quân đội ta đã chuẩn bị cho các phương án nếu Trung Quốc liều lĩnh dám tấn công vào sâu hơn trong nước ta. Đấy là các đơn vị dự bị thuộc thê đội 2, 3 và phòng tuyến, như phòng tuyến Sông Cầu. Có thể nói, dù quân xâm lược Trung Quốc có đông gắp trăm lần thì khi bước vào Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và không dễ gì vào đến Hà Nội như một vài tờ báo của Trung Quốc  giàu trí tưởng bở ” Rút quân vì không muốn đánh đến Hà Nội và chỉ cần dạy cho Việt Nam một bài học ”

CCB Nguyễn Quốc Hùng, lính tổng động viên năm 1979

CCB Nguyễn Quốc Hùng, (hiện ông là Chủ Tịch Hội CCB Berlin-Brandenburg) năm 1979 là lính lớp bộ đội nhập ngũ theo lệnh ” Tổng động viên ” . Ông Hùng cho biết, những ngày đó hầu như tất cả thanh niên đều nhập ngũ. Vì thế mặc dù ông được đào tạo mới từ Đức vềnước nhận công tác nhưng đã xung lên đường.

CCB Nguyễn Ngọc Tấn ( chiến trường biên giới Tây Nam )

CCB Trần Văn Tuấn, chiến sĩ bảo vệ biên giới Tây Nam

Trong buổi gặp mặt này, chúng tôi đã được giao lưu với CCB Nguyễn Ngọc Tấn và CCB Trần Văn Tuấn. Đây là 2 CCB đã từng chiến đấu ở mặt trận phía Tây Nam chông quân Khơ-Me đỏ được Trung Quốc bảo trợ.  Các anh cũng đã ôn lại những ngày tháng các liệt ở mặt trận biên giới phía Tây Nam khi quân Pôn-Pốt xâm lược biên giới giết hại nhân dân vùng viên và cuộc tấn công của Bộ đội ta giải phóng Căm Phu Chia cứu nhân dân Cam Phu Chia thoát khỏi nạn diệt chủng. Đó cũng chính là địch đánh ta từ 2 phía gọng kìm, hòng bót chết những người dân đất Việt.

Chị Nguyên, người vợ của chiến sĩ biên cương Phạm Văn Mích

Trong buổi giao lưu,  Chị Hoàng Thị Hạnh Nguyên, một người vợ của chiến sĩ biên cương trong những năm tháng chống quân bành trướng xâm lược đã chia sẻ.  Chị và bà mẹ chồng không một đêm nào ngủ yên giấc  bởi luôn luôn bị thấp thỏm, lo lắng, chông ngóng từng tin từ biên giới. Chị Nguyên xúc động nói thêm : Tôi còn may mắn hơn hàng vạn chị em là người vợ, người mẹ đã không được đón chồng, con từ biên giới trở vềbởi các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chiến đấu chông quân Trung Quốc xâm lược dã man. ( Chị Nguyên đã khóc )

CCB Nhâm Hữu Phương ( QK 1 )

CCB Nhâm Hữu Phương nhớ lại khi ông vừa nhận quyết định ra quân buổi chiều thì ngay buổi tối đã thu lại quyết định và tiếp tục ra biên giới làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong những đồng đội cùng trả lại quyết định ra quân để tham gia chiến đấu  với ông Phương đã có đồng đội mãi mãi nằm xuống hòa vào lòng đất mẹ. Ông Phương nói, : Tôi quá may mắn được ra quân và được Nhà nước cho sang Đức lao động hợp tác từ năm 1988.

 

Nhà Thơ Thế Dũng

Trong buổi giao lưu, ca sĩ Quang Ngọ, Nguyễn Thành Long, nhà thơ Vũ Thế Dũng, nhà thơ Huy Thắng, đã thể hiện những ca khúc và đọc các bài thơ với đề tài người lính và chủ quyền biên giới , biên cương. Đặc biệt là ca khúc ” Nỗi nhớ biên cương ” một sáng tác mới của Nhà báo Huy Thắng đã được các CCB đón  nhận trở thành một ca khúc truyền thống của các chiến sĩ biên giới.

CCB, ca sĩ Thành Long

 

CCB biên giới Tây Nam, Ca sĩ Quang Ngọ

Kết thúc chương trình gặp mặt giao lưu đầy ấn tượng và  xúc động, một lần nữa các CCB đã lắng nghe ” Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ưởng Đảng cộng Sản Việt Nam gửi toàn thể nhân dân cả nước ” .  CCB chiến binh đã cùng nắm tay nh hát vang những ca khúc về biên giới. Những ca khúc đi cùng năm tháng không bao giờ quên.

Theo đề nghị của CCB Lê Văn Huyên, thành viên Ban tổ chức, mọi người đã nhất trí mỗi năm tổ chức gặp mặt một lần, lần tới tổ chức vào hồi 18 giờ, Chủ nhật, ngày 16.02.2020 . Và mỗi CCB tham dự năm nay sẽ  trở thành một đầu mối liên lạc để tập hợp được thêm nhiều CCB cùng tham gia đông vui hơn nữa. !

 

Bài và ảnh của nhóm phóng viên : Thuy Hà, Nguyễn Kiên, Huy Thắng, Baovietduc.de 

 

 

 

 

 

Related Posts