NỖI ĐAU THA HƯƠNG CỦA KHÔNG ÍT NGƯỜI VIỆT ĐẾN ĐỨC VÀ CHÂU ÂU

BVD – Giới thiệu bài cuối và 4 bài đã đăng trong loạt bài : NỖI ĐAU THA HƯƠNG và…“ Những người mất tích “ của Nhà báo Vũ Lương. 

Xin nói thêm, Nhà váo Vũ Lương , nguyên là PV Báo Nhân Dân đã từng là phóng viên chiến trường cùng mặt trận với nhà báo Huy Thắng ở Quảng Ninh, nay lại cùng nhau ở CHLB Đức. 

BVD giới thiệu về loạt bài viết của ông nhân báo chí Đức nói về tội phạm đưa người Việt nhập cư vào Đức và gần 500 trẻ em Việt bị mất tích ? 

Bài cuối

Chuyện di dân vốn là thuộc tính của con người .
Càng ơ các nước nghèo, dân càng tìm đường ra đi nhiều nhất để mưu cầu một cuộc sống ổn định hơn ơ quê nhà !
“Đất lành, chim đậu “ đã cuốn theo bao cuộc thiên di đầy máu và nước mắt !
Trong nhiều năm qua, dân vùng Trung Đông, Bắc Phi đã ào ạt đổ về châu Âu gây biết bao sự xáo trộn trên chính truòng, hậu quả xấu khôn lường tạo cho những kê, những tổ chức cực hữu có điều kiện phát triển và nguy cơ chống người nước ngoài, chống dân nhập cư dần hiện hữu ngay tại các quốc gia .
Nước Đức nằm trong nguy cơ đó !
Những thông tin trên một số tờ báo , trên vài đài truyền hình về sự nhập cư trái phép của một số người Việt thực ra, chỉ rất ít ỏi so với nhiều sắc dân khác và thông tin cũng không có gì mới bởi nhiều năm qua, cơ quan quản lý người nhập cư đã có đủ các dữ liệu điểu tra về con đường vào nước Đức nhưng khó ngăn chặn hữu hiệu mà thôi !
Cộng đồng Việt cũng quá quen với hoàn cảnh khó khăn của những người đồng hương chân ướt, chân ráo tới một vùng đất mới!
Họ phải tự bươn chải trong bối cảnh nhiều thử thách nhưng rồi, cũng dần vượt qua , đặc biệt là lớp thanh niên .
Chính từ thực tế trải nghiệm này , vẫn có và sẽ còn nhiều thanh niên nam, nữ tiếp tục ra đi, hợp pháp thì càng tốt nhưng bất hợp pháp cũng …Ok !
Sự lựa chọn của họ vẫn là châu Âu mà nước Đức là một trong nhiều điểm đến .
Có nhiều người đặt vấn đề là, các phương tiện truyền thông nên viết , nên khuyên các bạn trẻ suy nghĩ thật kỹ trước những khó khăn , những cái giá phải trả để họ ơ lại quê nhà nhưng tìm kế sinh nhai ngay trên đất nước mình cũng chẳng dễ dàng gì nên họ vẫn quyết tâm ra đi dẫu biết chông gai rắc kín mọi nẻo đường !
Đọc mấy bài tôi viết, có người bạn góp ý là, mình kể nhiều “chuyện kín “ ra thì bất lợi cho đồng hương nhưng thực tế, các cơ quan an ninh, cảnh sát, quản lý nhập cư …họ đã nắm quá chắc mọi chuyện!
Điều họ chưa làm được là không ngăn nổi , không bịt hết các kẽ hở nên hàng giờ, hàng ngày , những người tìm tới xứ Thiên Đường vẫn lọt qua biên giới !
Họ – dù là dân Đông Âu, Trung Á hay người Hoa, người Việt đều…”biến mất “ trong biển người và bắt đầu gây dựng một cuộc sống nhiều” số không” !
Họ chấp nhận đánh đổi thân xác mình , đánh đổi sức trẻ để cầu mong sớm ổn định việc làm dù phải chui lủi trốn tránh sự kiểm tra của nhà chức trách !
Họ tự nguyện dấn thân nên nếu gặp những người đồng hương mở lòng giúp đỡ thì đó là điều may mắn nhất đề họ có thêm nghị lực vượt qua những gian khó đang chờ trước mắt !

ở một lớp học làm Nails

Với Nha Bao Huy Thang

Bài 4: NỖI ĐAU THA HƯƠNG và…“Những người mất tích…”!

Cái tin “ 474 trẻ em Việt mất tích” từ năm 2012 tới nay”…của báo chí Đức đưa tin làm cho nhiều người dân Đức bị sốc !
Nó cũng giống tin “hàng ngàn trẻ em người Syri, Irak…bị mất tích “!mấy năm trước và sau vài ba tuần, lại rơi vào quên lãng !
Tuy vậy , với cộng đồng Việt, tin này “ nghe quen quen” bởi loại” trẻ em “ đãng ký trong các trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn hầu hết là nam, nữ thanh niên khai dưới tuổi thật để tránh bị trục xuất, có thêm thời gian hoàn chỉnh giấy tờ và học tiếng Đức .
Như đã phân tích ơ bài 3, phần lớn các “ trẻ em” gái sau vài ba năm có chồng, con, được ơ lại nước Đức hợp pháp!
Em nào xin đi học nghề Nails đều là tự nguyện, không bị cưỡng bức, không ai ép buộc và phải tự trả học phí , sau vài ba tháng ngồi học miệt mài, chăm chỉ mới thành thợ phụ ,
Có nghề trong tay nhưng không đủ giấy tờ , các em tỉm được nơi nhận khá chật vật bởi các chủ tiệm Nails rất ngại , rất lo bị xử phạt vì nhận lao động trái phép !
Do đó những người chủ tiệm Nails phản ứng khá mạnh khi đọc tin “ nhiều trẻ em bị bóc lột trong các tiệm làm móng, giống như “ nô lệ thời hiện đại”???
Vậy thực hư thế nào ?
Tại khu vực Berlin, thợ Nails có tay nghề cao, biết tiếng Đức được trả lương tháng từ 1500-1800 Eu , thợ phụ khoảng 600- 800 Eu theo thoả thuận hoặc theo lương giờ quy định hiện hành .
Việc trả lương sòng phẳng cho người lao động là yếu tố quyết định để người thợ làm việc lâu dài, giúp cho việc duy trì và phát triển kinh doanh , không có chuyện bóc lột , đầy đọa thợ như một số người cố tình dựng đứng , viết sai sự thật !

Một điều cần đề cập là, Trung tâm thương mại Đồng Xuân – nơi tập trung buôn bán, giao thương lớn của người Việt , đóng vai trò gì, có liên quan gì tới chuyện “ mất tích” này ?
Đã tồn tại chừng 15 năm nay, Đồng Xuân Berlin là nơi sinh sống của hàng trăm gia đình, của hàng ngàn người Việt và các sắc dân khác .
Sự sầm uất kéo theo hệ lụy không tránh khỏi là thành tụ điểm của nhiều loại dịch vụ ăn theo mà bất cứ trung tâm thương mại nào đều có !
Khi Đồng Xuân thành điểm đến mua sắm, ăn uống thu hút đông người thì chuyện lấy nơi đây làm chỗ tập kết, chuyển giao những di dân bất hợp pháp là chuyện đương nhiên !
Ông chủ chợ và bảo vệ khó lòng nhận biết bởi họ vào ra không có quy luật, không có quy định giờ giấc mà họ chỉ ngầm báo cho các bên liên quan khá kín đáo và bất ngờ .
Sau chừng vài chục phút, việc giao nhận vốn không ồn ào thì khi kết thúc cũng trong im lặng !
Những người nhập cư được thân nhân đón về nhà , về nơi nghịt tạm rồi có thể đi tiêp .
Họ sẽ làm quen với một cuộc sống mới trong bối cảnh không được cư trù hợp pháp, không biết tiếng Đức và hầu hết, không có nghề nghiệp !
Nói như vậy để thấy một sự thật khách quan luôn tồn tại ơ khu Đồng Xuân là nhiều vấn đề tiêu cực liên quan tới cộng đồng Việt không bao giờ chấm dứt!
Theo tôi, không nên đổ lỗi cho ông Nguyễn Văn Hiền dung túng, bao che , tiếp tay cho các tội phạm đưa người nhập cư lậu vào Đức !
Các nhân viên công lực , cảnh sát, thuế vụ, hải quan cần làm hết trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình để môi trường kinh doanh và làm các dịch vụ ngày càng chính quy, tôn trọng luật pháp hơn !

Với Nha Bao Huy Thang,

Bài 3: “ Di dân ngầm” – họ là ai ?

Theo số thống kê mới nhất được công bố trong quá trình nghiên cứu về sự hình thành cộng đồng Việt tại Đức năm 2017, có khoảng 186.000 người Việt đang định cư hợp pháp ơ nước Đức nhưng không có số thống kê chính thức về người sống bất hợp pháp .
Tuy nhiên, có thể ước chừng khoảng 8-10% người Việt đang sống không giấy tờ hoặc không đủ điều kiện làm việc trên đất Đức .
Nhiều người trong số họ từ các quốc gia láng giềng hay trong khối EU sang, và một lượng không nhỏ, từ Việt Nam, Nga , Ukraina vào Đức qua ngả đường Ba Lan, Cộng hoà Séc và các nước Latvia, Litva thuộc Liên Xô cũ .
Từ những năm 2010 đến 2015, người Việt ùa vào đông nhất và phần lớn họ- thông qua các cơ sở dịch vụ hướng dẫn – họ nhập trại tỵ nạn khá thoải mái vì các trung tâm tiếp nhận người đăng ký tỵ nạn không mấy khắt khe về thủ tục .
Nhiều nam nữ thanh niên tuổi 20-22 đã khai rút tuổi và mặc nhiên thành “ kinder”- tuổi 14-16 dưới một họ tên giả ,không có người thân, lý do chung ghi trong bản tự khai là…đi tìm cha, tìm mẹ thất lạc sau những năm đầu thống nhất nước Đức !
Tôi đã gặp nhiều cháu gái “ 16 tuổi” nhưng tuổi chính đã 20-21, đăng ký nhập trại xong là ra ngoài ở , thỉnh thoảng mới về trình diện và nhận tiền trợ cấp .
Với các cô gái trẻ, sau khi đăng ký thành trẻ dưới 18 tuổi- ơ Trung tám tiếp nhận tỵ nạn , được cấp giấy tờ lưu trú tạm thời là một lợi thế rất lớn , các cô có đủ và thừa thời gian đi tìm một người đàn ông để “ thành vợ , thành chồng “, để chỉ cần một cái thai rồi lại qua dịch vụ, tìm cho em bé một người cha …
Đó là cách làm “ hữu hiệu” nhất, nhanh nhất giúp các cô gái định cư sau vài ba năm đặt chân tới xứ Thiên Đường !
Có con, các cô được “ ăn theo” khi làm thủ tục o Sớ Ngoại Kiểu cho em bé và yên tâm sống hợp pháp trên nước Đức !
Con số tự “ mất tích” so với số đăng ký trong trại cứ tăng dần theo năm tháng nhưng vì sao họ mất tích , mất ở khu vực nào thì cơ quan” quản lý thiếu niên “ không biết” ?
Với các chàng trai, muốn sống yên ổn ơ Đức khò khăn hơn .
Vốn liếng , tiền bạc không có, nghề chuyên môn không có, vốn tiếng Đức cũng không có nốt nên họ phải sống vất vả trong nhiều năm và lúc nào cũng trong tình trạng đối phó , bấp bênh .
Chuyện khai gian tuổi đối với nam thanh niên chỉ giúp họ chậm bị trục xuất nên phần lớn, kiếm tìm một nghề đơn giản, dễ tìm việc làm như nghề Nails .
Nghề này thu hút phần đông nam thanh niên .
Họ chỉ cần học khoảng vài ba tháng là thành thợ phụ, mức lương chừng 600-800 Eu tuý theo tay nghề và vùng miền .
Nếu ơ Berlin lương thấp hơn ơ các vùng phía Tây .
Trải qua vài ba năm chăm chỉ và chịu khó đi xa, rất nhiều người thành thợ chính, lương tháng hai , ba ngàn .
Tiếp theo là nghề phụ bếp , cuốn sushi , thợ xây dựng , bốc xếp hàng trong khó bãi …Tất nhiên, chỉ làm cho người Việt bởi họ không có giấy cư trú hợp pháp !
Sau vài năm làm việc , nhiều người giao tiếp bằng “ tiếng Đức bồi” , dành dụm được một khoản tiền và cộng với sự giúp đỡ của gia đình , đồng hương , họ cũng tìm cách nhận con, cưới giả , hay tìm tới , tính chuyện hôn nhân với những người phụ nữ đủ giấy tờ …

Con số người Việt đi dân vào Đức nhập trại tỵ nạn giảm dần sau thời gian bà Angiela Merkel tiếp nhận gần một triệu người vùng Trung Đông đang xảy ra chiến tranh tàn khốc vì người Việt hầu như không còn trong danh sách được chấp nhận tỵ nạn .
Con số thống kê của Sở Cảnh sát Berlin phản ánh rõ điêu này !

Bài 2: TÌM. ĐƯỜNG. CỨU. NHÀ ?

Hình ảnh một nước Đức hùng cường ,với một cuộc sống sung túc , bình an , có chế độ phúc lợi xã hội và chăm sóc y tế khá hoàn thiện…đã từ lâu thấm sâu vào suy nghĩ, nhận thức của nhiều người Việt .
Từ thực tế trải nghiệm của cộng đồng Việt trên đất Đức mấy chục năm sau ngày nước Đức thống nhất càng hấp dẫn dòng người đang muốn rời bỏ quê hương ra nước ngoài kiếm tìm cơ hội đổi đời !
Trong bối cảnh đó, củng với hàng chục, hàng trăm ngàn người ra đi bằng con đường xuất khẩu lao động qua Hàn Quốc, Nhất Bản, Malaysia, Đài Loan và các nước khác , một lượng người đông đảo lại tìm đường qua Liên bang Nga, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Vương quốc Anh và Đức .
Khi những quốc gia châu Âu thắt chặt việc cấp visa lao động thì chuyện ra đi hợp pháp khó khán hơn và nước Đức càng xiết chặt hơn !
Những ngành nghề có điều kiện như tuyển sinh học nghề điều dưỡng đòi hỏi các ứng viên phải chăm chỉ học tiếng Đức ở quê nhà để thi đạt trình độ B1, B2…mới có cơ hội sang là một rào cản lớn cho rất nhiều thanh niên nông thôn mới lớn nên họ lựa chọn con đường khác !
Con đường này được truyền miệng qua những người thân, bạn bè đi trước .
Theo lời kể ấy , những người ra đi sẽ gặp thuận lợi ít, khó khăn nhiều và tốn kém tiền của , lắm rủi ro … nhưng nguyện vọng mau được đáp ứng nếu đủ tiền trang trải cho chuyến đi !
Nhu cầu khá lớn của dòng người – chủ yếu là thanh niên vừa học xong phổ thông trung học không thi hay không đỗ vào đại học – muốn sang châu Âu , sang Đức …
Các em ở độ tuổi 18-20 hay cao hơn rất khó kiếm việc làm nơi quê nhà nên nhiều em cũng tha phương , vào miền Nam, lên Tây Nguyên , sang Lào , Campuchia, Thái Lan làm phụ hồ , xây dựng , bươn chải khắp nơi .
Khi nghe tin , nghe kể có thể dễ dàng kiếm sống ơ trời Âu , khá nhiều em háo hức lên đường bằng mọi giá đã tạo cơ hội cho những đường dây “ đưa người” hoạt động hết công suất !
Tôi muốn nhấn mạnh cụm từ “ đưa người” vào Đức chứ không phải “ buôn người “ vì người đi có nhu cầu tự thân , phải chuẩn bị một khoản tiền khá lớn so với thu nhập của bản thân và gia đình.
Họ tự nguyện rời gia đình và tìm tới những địa chỉ “ có tín nhiệm “ trong nước do người nhà, người quen giới thiệu để thương thảo các điều kiện về chi phí, thời gian với bên “ đưa người “ .
Nhiều người cẩn trọng , còn dò hỏi, đắn đo trước lúc quyết định giao con em mình cho nhóm dịch vụ .
Sau khi đồng ý ,
Họ phải “ đặt cọc “ hay “ ứng trước “ vài ngàn – khoảng 1/3 chi phí cùng lúc làm hộ chiếu để có cơ sở xin visa vào nước Nga hay Ukraina và một số nước khác tuỳ theo mối quan hệ làm ăn của nhóm “ đưa người”!
Số tiền còn lại , bên đưa người sẽ nhận hết sau khi hoàn thành công việc “ giao người “ tại Đức .
Theo “ mặt bằng chung “ , mỗi người đi phải trả khoảng 14-15 ngàn USD .
Đây là một khoản tiền khá lớn so với thu nhập của dân xứ ta !
Nhiều gia đình cho con em đi nhưng không lo đủ số tiền này nên thường vay mượn gia đình, họ hàng , hoặc cầm cố nhà cửa, ruộng vườn , vay nóng với lãi suất cao , hy vọng con em mình sẽ nhanh chóng kiếm được việc làm nơi xứ người , gửi tiền về trả nợ .
Ước muốn cứu mình , cứu nhà và trông đợi vào một cuộc sống dễ thở, có thu nhập cao và ổn định đã tạo thành một làn sóng “di dân ngầm “ tràn vào châu Âu và nước Đức !

Với nhà báo Nha Bao Huy Thang , Pham Quynh Nga

Bài thứ nhất : NỖI. ĐAU. THA. HƯƠNG và…những người “ mất tích”!

Vài ba hôm nay, nhiều độc giả Đức , Việt bị sốc khi một phóng sự viết trên báo Đức về số phận gần 500 “ trẻ em “ người Việt đã “ mất tích” kể từ năm 2012 tới nay !
Theo bài báo này, phần lớn “ các trẻ” bị bóc lột sức lao động trong các quán ăn, nhà hàng, tiệm làm móng …của người Việt trên khắp đất Đức , họ gọi đó là “ nô lệ thời hiện đại “?
Trong thiên phóng sự dài kỳ mà tôi viết hôm nay- bài thứ nhất, muốn chuyển tới bạn đọc những vấn đề nhiều người – cả Đức , cả Việt quan tâm .
Mời các bạn đọc bài thơ tôi viết cách đây vài tháng , bày tỏ sự cảm thông với những người rời bỏ quê hương , tìm đường sang nước Đức – “ Chốn Thiên Đường “ và niềm hy vọng của người nghèo khó xứ Ta !

T ì m Đ â u C h ố n. T h i ê n. Đ ư ờ n g

Thiên Đường nơi nao mà em
mê mải kiếm tìm?
Bỏ lại mẹ cha, anh em, bè bạn
Bỏ lại tuổi thiếu thời lội sông tắm mát
Bỏ lại lời hẹn yêu cô gái tóc thề

Tay run run cầm hộ chiếu
màu xanh
lá mạ
Mỏng manh thôi mà đổi cả ký vàng
Đổi bằng cả gia tài gom góp bao năm
Người thân ở lại nhà trả nợ còng lưng !

Ngày ra đi, bao bịn rịn, nhớ nhung
Em lẫn lộn buồn vui rời xa nước
Qua cửa sổ máy bay, nhìn tầng mây trắng ngắt
Em có mơ- mơ tới xứ Thiên Đường ?

Sau hơn chục giờ bay, cách biệt với
quê hương
Một mình đơn côi giữa những người
xa lạ
Phó mặc thân em cho kẻ dẫn đường
Sống hay chết trông chờ vào số phận!

Rồi tới những tuần chôn chân trong căn phòng chật chội
Tới mấy ngày nằm bẹp trên sàn xe phóng vội
Em đặt chân đến cửa Thiên Đường
Nét mặt còn thảng thốt chói tim!

Ôi Thiên Đường – miền đất hứa
đây chăng
Khi cuốn hộ chiếu xanh không còn
giá trị
Khi em ra đường nhìn đâu cũng sợ
Khi trong túi em chỉ sót lại vài đồng!

Lại những ngày vất vả, long đong
Lại gõ cửa khắp nơi tìm việc làm
tạm bợ
Những ông chủ nhìn em, vô cảm
, lắc đầu
Nghề nghiệp đâu và giấy tờ đâu?

Xứ Thiên Đường mong mỏi bấy lâu
Em kề bên
mà cửa vào đóng kín
Nơi quê xa cha mẹ đầy hy vọng
Có biết bao đêm rồi nước mắt con rơi!

Thiên Đường ơi…
Sao người phũ phàng đến thế
Em ngửa mặt lên trời
Thét to , muốn cào, muốn xé
Ta tìm ơ nơi đâu một chốn yên lành?

Ta chỉ muốn tìm một chốn dung thân!

 

Với nhà báo Nha Bao Huy Thang 

 

Related Posts