BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 26/05/2020

BVD- Tin đại dịch: Tính đến 10h00, 26/5/2020, Thế giới có 5.601.871 ca nhiễm, có 2.381.369 ca khỏi bệnh, 348.145 người tử vong.

  • Mỹ: Mỹ là nước có số ca nhiễm nhiều nhất: 1.706.226 ca và 99.805 tử vong,

464,670 người hồi phục sức khoẻ.

  • Brazil: Đây là ổ dịch mới vùng Nam Mỹ, với 376.669 ca nhiễm, 23.522 ca tử vong, 153,833 ca hồi phục sức khoẻ.

Nga: tổng số ca nhiễm: 362.342 ca, 3.807 người tử vong, gần một tuần nay số ca nhiễm hàng ngày đã giảm dưới 10.000 ca.

– Đức: Đức hiện có 180,789 ca nhiễm, trong đó 162.000 người đã khỏi, 8.428 ca tử vong. Hiện còn 10.361 ca dương tính. Đức đang tính cho mở thông biên giới trở lại, khi số ca khỏi bệnh tăng hơn số ca nhiễm mới.

Việt Nam: Việt Nam đã hơn 40 ngày không có ca nhiễm nội cộng đồng. Tổng số ca nhiễm từ đầu dịch là 326 ca nhiễm, trong đó có 272 ca đã được điều trị khỏi, hiện còn 54 ca dương tính đang điều trị.

Anh mang tính minh hoạ

TIN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIÊT

Tin từ BTC Quyên góp ủng hộ 100.000 khẩu trang cho nhân dân Đức :

Hôm nay, 26/05, BTC quyên góp ủng hộ 100.000 khẩu trang cho nhân dân Đức đã phân công 2 tổ đi bàn giao tại Bremen và bang Baden-Württemberg.

Trước đó, Thay mặt Ban TC bà Bùi Thu Minh, Chủ tịch CLB Trường Sa ( Trưởng Ban TC) và ông Trương Định, Chủ tịch Hội ĐH Quảng Đà, đã trao tượng trưng 100.000 khẩu trang cho WUS ( World University Sẻvice ) Tổ chức Dịch vụ Đại học thế giới để phân phát chia cho 16 bang.

Ngày 15/05, Bang Sachsen-Anhalt đã gửi thư cảm ơn. Trong thư có đoạn: „ Thông qua dự án đáng ngưỡng mộ này, cộng đồng người Việt Nam ở Đức đã thẻ hiện tinh thần tích cực nổi bật của mình với tư cách là những công dân và qua đó đã góp phần đáng kể vào việc cùng nhau vượt qua đại dịch Corona này. „

Bàn giao 100.000 khẩu trang cho TC dịch vụ WUS, ảnh TTXVN tại Đức  

Tin từ Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin:

Trong thời gian vừa qua Hội TT Sen Vàng Berlin đã ủng hộ gần 10. 000 chiếc khẩu trang may, 11.000 khẩu trang y tế, 10.000 đôi gang tay y tế, 350 suất ăn cung cấp cho Y Bắc sĩ làm việc tại bệnh viện Charite … Mới đây, Hội lại trao tặng 3 bồn chứa nước cho vùng hạn hán ngập mặn ở huyện Càn Long, tỉnh Trà Vinh; tặng 01 máy lọc nước nặm thành nước ngọt cho Chùa Vĩnh Bình, tỉnh Tiền Giang; tặng 4 tấn gạo cho nhân dân găp khó khăn do dịch Covid ở TP Nam Định; 10 xe lăn cho Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi ở tỉnh Thừa Thiên Huế; và 10 chiếc xe lăn cho Hội người khuyết tật ở Nam Định.

 

Lực lượng quân sự Mã đang ở đâu ?

Sau khi rút hết oanh tạc cơ B-52 khỏi Guam và chấm dứt nhiệm vụ Hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục (CBP) tại đây hôm 17/4, Mỹ đã khiến nhiều đồng minh, đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương hoài nghi về cam kết của nước này với khu vực. Và Trung Quốc cảm thấy yên tâm khi tăng cường ở Biển Đông

Bất thần, từ đầu tháng 5, không quân Mỹ đã điều 4 oanh tạc cơ B-1B Lancer và 200 binh sĩ tới Guam, trong nỗ lực gia tăng hiện diện theo chiến lược mới. Đồng thời điều hàng loạt máy bay ném bom tầm xa tới các căn cứ quân sự tại Nhật Bản.

Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết phi đội B-1B sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và “các sứ mệnh răn đe chiến lược” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Kế hoạch này được thiết kế nhằm di chuyển oanh tạc cơ chiến lược tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, thể hiện “tính khó dự đoán trong tác chiến” của Mỹ, khiến đối thủ phải liên tục phỏng đoán lực lượng Mỹ đang ở đâu.

A U.S. Air Force B-1 Lancer from Ellsworth Air Force Base, South Dakota, and F-16 Fighting Falcons from Misawa Air Base, Japan, conducted bilateral joint training with Japan Air Self-Defense Force F-2s off the coast of Northern Japan, April 22, 2020. (U.S. Air Force photo by Tech. Sgt. Timothy Moore)

Chiếc B-1B diễn tập cùng tiêm kích F-16 Mỹ và F-2 Nhật hôm 22/4. Ảnh: USAF.

NHÂN NGÀY QUỐC TẾ CHỐNG THỬ VŨ KHÍ HẠT NHÂN, 29/08

LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký kết và thông qua Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) nhân Ngày quốc tế chống thử hạt nhân 29/8.

CTBT là văn kiện chủ chốt của cộng đồng quốc tế nhằm nỗ lực tiến tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Mặc dù hiệp ước này đươc ủng hộ rộng rãi với 184 nước đã ký và 168 nước thông qua, nhưng văn kiện này vẫn chưa thể thực hiện được sau hơn 20 năm ra đời.

Trung Quốc, Nga cùng kêu gọi Mỹ ngừng ý định thử bom hạt nhân.

Trung Quốc ủng hộ quốc tế xác định nguồn gốc virus SARS-CoV-2

Theo Tân Hoa xã và hãng tin Pháp AFP, ngày 24/5, phát biểu tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII, Bộ trưởng Ngoại giao nước này, ông Vương Nghị, tuyên bố Trung Quốc ủng hộ sự hợp tác quốc tế nhằm xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ông Vương Nghị nhấn mạnh bất cứ cuộc điều tra nào cũng phải được tiến hành mà không có sự can thiệp chính trị.

Ngoài ra, ông cũng nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng là một đối tác để giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn.

Tuyên bố này được đưa ra nhằm trả lời câu hỏi về sự hỗ trợ của Bắc Kinh dành cho các nước bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Mỹ sẽ công bố báo cáo về nguồn gốc virus SARS-CoV-2

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ dần công bố báo cáo của mình, trong đó nêu chi tiết nguồn gốc của virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/5 tuyên bố Mỹ sẽ dần công bố báo cáo của mình, trong đó nêu chi tiết nguồn gốc của virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song ông không cung cấp thêm thông tin hay khung thời gian nhất định.

Ông Tập ‘chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất’

Trung Quốc chuyển tập trung xuất khẩu sang phát triển thị trường nội địa có thể cho thấy ông Tập chuẩn bị cho kịch bản tệ nhất, khi thế giới quay lưng với Trung Quốc, theo giới phân tích.

Phát biểu trước hàng chục cố vấn kinh tế hàng đầu tại Bắc Kinh hôm 23/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch phát triển mới, trong đó “lưu thông trong nước đóng vai trò chủ đạo”.

“Về tương lai, chúng ta phải coi nhu cầu trong nước là điểm khởi đầu và nền tảng chắc chắn khi chúng ta đẩy nhanh xây dựng hệ thống tiêu thụ nội địa hoàn chỉnh và thúc đẩy mạnh mẽ cải tiến trong khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác”, ông Tập nói.

“Đó là chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất, bao gồm tách rời với Mỹ và thậm chí với toàn bộ thế giới phương Tây”, Hu Xingdou, một nhà kinh tế độc lập tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts