P1: NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC ” GÓC NHÌN TỪ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐỒNG XUÂN “

BVD – Trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Vũ Lương với nhan đề ” NHÌN TÍNH CÁCH VIỆT QUA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐỒNG XUÂN BERLIN “

Nhà báo Vũ Lương ( Berlin, CHLB Đức )

Bài 1-
CỘNG ĐỒNG VIỆT TRÊN ĐẤT ĐỨC .

Cộng hoà Liên bang Đức chưa phải là quốc gia hợp chủng như Hoa Kỳ nhưng là một quốc gia cưu mang và chấp nhận nhiều sắc tộc đến từ mọi miền trên trái đất nên cũng là một quốc gia đa văn hoá .


Theo Cục Thống kê Liên bang ( Destatls) , từ ngày nước Đức thống nhất , số dân nhập cư vì nhiều nguyên nhân chiến tranh, đói nghèo, nhu cầu nhân lực , khủng hoảng nhân đạo …tăng nhanh , đặc biệt là năm 2014, 2015 …đã có hơn một triệu người tỵ nạn vào nước Đức

Destatis cho biết, số người có nguồn gốc nhập cư ở Đức ngày càng tăng, dù tốc độ có giảm trong mấy năm qua .
Tính đến
năm 2019, dân số Đức có hơn 83, 7 triệu người thì số người có nguồn gốc nhập cư lên tới 21,2 triệu người, chiếm 26% tổng dân số Đức.
Con số này tăng 2,1% so với năm 2018, nhưng lại là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011.

Theo Destatis, gần 2/3 (chiếm 65%) số người có nguồn gốc nhập cư đến từ các nước châu Âu khác, tương đương 13,8 triệu người.
Khoảng 4,6 triệu người đến từ châu Á, chiếm 22%, trong đó phần lớn ở khu vực Trung Cận Đông (3,2 triệu người).
Như vậy , người từ Trung Quốc , Việt Nam, Thái Lan, Philippines , Ẩn Độ. Campuchia, Lào , Indonesia…và các nước khác chiếm khoảng 1,4 triệu người . Trong đó , người Việt Nam có khoảng hai trăm ngàn …. tính tới cuối năm 2019, chiếm tỷ lệ khoảng 0,9 % tổng số dân nhập cư ở nước Đức .

Số người có nguồn gốc châu Phi chiếm chưa đến 1 triệu người (5%), trong khi khoảng 570.000 người (3%) có gốc gác từ Bắc-Trung-Nam Mỹ và Australia.
Nếu tính theo quốc gia thì người dân từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức nhiều nhất (13%), tiếp đến là Ba Lan (11%) và Nga (7%).
Cũng theo Destatis, trong năm 2019, khoảng 52% dân số có nguồn gốc nhập cư (11,1 triệu người) đã là người Đức và gần 48% là người nước ngoài (10,1 triệu người).
Trong tổng số 11,1 triệu người Đức có nguồn gốc nhập cư , có 51 % nguời mang quốc tịch Đức từ lúc mới sinh, 25% là xin nhập quốc tịch, 23% là người tái định cư và khoảng 1% có quốc tịch thông qua việc nhận con nuôi.
Xét trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong năm 2019, người có nguồn gốc nhập cư chiếm tới 55% số lao động phổ thông , dọn dẹp, việc nhà , chiếm 38% làm về kho bãi và vận chuyển logistics và 38% làm về chế biến thực phẩm, đồ uống, buôn bán hoa quả , quần áo …
Người có nguồn gốc nước ngoài cũng chiếm lực lượng đông đảo trong công việc diều dưỡng , chăm sóc người cao tuổi (30%), bán thực phẩm (28%).

Sự hình thành cộng đồng Việt có từ nhiều nguồn , trải qua gần nửa thế kỷ nhưng dồn dập nhất là giai đoạn 1979-1989 khi có hơn 13 ngàn “ thuyền nhân” được nhà nước CHLB Đức cưu mang . Tiếp đó , từ sau năm 1990, hàng chục ngàn lao động Việt sang từ thời Cộng hoà Dân chủ Đức được chấp nhận định cư sau một thời gian sống bấp bênh.
Nhờ ổn định cuộc sống , nhờ chính sách nhân đạo , việc đoàn tụ gia đình đã nâng tổng số người Việt lên khá nhanh và sau mấy chục năm , cộng đồng người Việt ở Đức trở thành cộng đồng có số lượng cao nhất so với người Việt ở các nước châu Âu .
Tuy nhiên , cũng giống hoàn cảnh của các sắc dân khác , người Việt đa phần không giỏi tiếng Đức , trình độ kỹ thuật kém , thiếu bằng cấp nên chủ yếu làm các công việc phụ trong các hãng , tự kinh doanh nhỏ lẻ , làm dịch vụ may mặc , ăn nhanh , bán hoa quả , cắt tóc , làm đẹp ….để nuôi sống mình và gia đình .
Từ các nghề dịch vụ , xu hướng định cư tập trung tại các thành phố lớn và Thủ đô Berlin được nhiều người lựa chọn .
Bới vậy , tại Berlin ước có khoảng 28-30 ngàn người Việt trải khắp các quận nhưng đông nhật,- khoảng 7000 người là ở quận Lichtenberg – một quận có mức sống trung bình , tương đối sẵn nhà cho thuê , giả cả phải chăng .
Chừng hơn chục năm nay, hai Trung tâm thương mại Thái Bình Dương và Đồng Xuân hình thành và phát triển , càng thu hút thêm nhiều gia đình , nhiều cá thể về đây buôn bán, tìm kế mưu sinh lâu dài .
Những nhu cầu về tôn giáo, tâm linh, văn hoá dân gian truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ , ẩm thực , trang phục …cũng được đáp ứng nhờ sự chung tay , góp sức của cả cộng đồng cùng nhiều người tâm huyết .

Ca khúc ” BÀI CA ĐỒNG XUÂN ” 

Hình ảnh cộng đồng người Việt trong Lễ hội 40 năm hội nhập và phát triển ở Đức , TC ngày 28.06.2015 ( ảnh Huy Thắng )

Còn nữa ! 

Vũ Lương ( Berlin ) 

Related Posts